Monday, April 29, 2019

Nhìn lại ngày 29 tháng 4, 1975

Những người vội vã rời khỏi Việt Nam cuối tháng 4/1975 - Ảnh: Internet

Kính thưa quý khán giả, tháng 4, 2019 đánh dấu 44 năm người Việt tỵ nạn CS phải rời khỏi quê hương để thành lập một biểu tượng quốc gia mới nằm ở ngoài vòng kiểm tỏa của CS, nhằm bảo vệ nền văn hóa dân tộc đích thực được tổ tiên gầy dựng từ 5,000 năm trước.  Nơi nào có bước chân của người tỵ nạn Việt Nam, nơi đó luôn có lá cờ vàng, và một Little Saigon – đối kháng lại hệ giá trị Marxist mà CS đang áp đặt tại Việt Nam.
Nhìn lại ngày này 44 năm trước, 29 tháng 4, năm 1975, vai trò của Hoa Kỳ tại Việt Nam kết thúc bằng việc di tản người Mỹ khỏi Sài Gòn. 81 chiếc máy bay trực thăng đón những người Mỹ và một số người miền Nam còn lại.
Khi cộng quân tiến gần đến Sài Gòn, chính quyền của Tổng thống Dương Văn Minh đề nghị ngưng bắn nhưng phía Hà Nội phớt lờ. Đại sứ Mỹ tại miền Nam, ông  Graham Martin cảm thấy có trách nhiệm đối với những người mà ông từng làm việc, nên  ông đã cố tình nán lại để  cứu càng nhiều người trong số họ càng tốt. Những binh lính Thủy quân lục chiến Mỹ được đưa đến Việt Nam để bảo vệ tòa đại sứ Hoa Kỳ  bị buộc phải tìm cách đẩy lùi những người dân miền Nam,  đang cố gắng leo tường vào tòa đại sứ. Tổng thống Gerald Ford đã ra lệnh cho cuộc di tản cuối cùng. Ngoại trưởng Henry Kissinger tóm tắt cho các phóng viên về việc chấm dứt sự hiện diện của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông Kissinger cho biết khoảng 6,500 người đã được di tản khỏi Sài Gòn trong hôm nay.
Trong toàn bộ quá trình di tản, 2 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ bị thiệt mạng. Tổng cộng, 65,000 người miền Nam đã di tản. Ông Kissinger cho biết Nga đã hỗ trợ trong giai đoạn di tản cuối cùng, nhưng không nói rõ chi tiết. Kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ gây ra nhiều hậu quả về mặt uy tín của Hoa Kỳ ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ông Kissinger tin rằng có thể giải quyết được những hậu quả đó. Hai lính Thủy quân Lục chiến thiệt mạng được xác định danh tính là anh Charles McMahan Junior và anh Darwin Judge. Hai binh sĩ Thủy quân Lục chiến này, vừa mới được đưa đến Sài Gòn cách đó 10 ngày để phụ trách về an ninh cho chiến dịch di tản, bị tử thương trong vòng đai phòng thủ phi trường. Hai binh sĩ này là hai người Mỹ cuối cùng bị thiệt mạng trong lịch sử Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam trong hai thập niên. Những người di tản hiện đang ở trên các chiến hạm của Hoa Kỳ đậu ngoài khơi miền Nam Việt Nam. Gần 4,000 người Việt Nam đã di tản khỏi saigon bằng máy bay trực thăng của Hoa Kỳ trong vòng 24 giờ qua.
Nhiều người miền Nam cũng có kế hoạch di tản riêng; 130 máy bay của Không quân miền Nam đã bay đến đến căn cứ không quân Utapao ở Thái Lan với 2,000 người thường dân và binh sĩ. Tổng cộng 18 chiếc trực thăng của Quân lực VNCH đã bay đến chiến hạm   Hoa Kỳ đang đậu ngoài khơi; 8 chiếc được hạ cánh; 10 chiếc còn lại đâm xuống biển sau khi thả thân nhân trên tàu.
1,000 tàu nhỏ chở người tị nạn ra biển ở cửa sông Mê Kông, để tiến đến các chiến hạm Mỹ đang đậu ngoài khơi. Có thể có 50,000 người tị nạn rời khỏi miền Nam qua ngã Vũng Tàu.
Một máy bay của hãng hàng không Air America bị một đại tá Việt Nam chặn lại trên phi đạo bằng xe Jeep. Vị đại tá này và 15 người đi cùng ông đã lên chiếc máy bay Air America bay đến Hồng Kông.
Trại Pendleton, tiểu bang California đón nhận những người tỵ nạn Việt Nam đầu tiên.  Đến trưa, ước tính tổng số người Việt Nam đã di tản vào khoảng 55,000 người. Hầu hết đến đảo Guam hoặc Philippines. Nhóm người tị nạn đầu tiên hướng đến các nhà ở tạm thời tại các căn cứ quân sự ở Hoa Kỳ sau khi ghé qua các phi trường ở miền Tây. Có tới 20,000 người tị nạn đến căn cứ không quân Eglin, Florida vào hôm thứ Năm để tạm trú. Viễn cảnh phải đón nhận 20,000 người tại Eglin khiến người Mỹ tại Niceville, tiểu bang Florida bối rối.
Vào hôm thứ Sáu, cựu Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ kêu gọi người dân miền Nam ở lại quê hương và chiến đấu. Vợ của ông Kỳ và 13 người thân đã đến tiểu bang California vào đêm qua, nhưng ông Kỳ không đi cùng họ.
Hà Nội yêu cầu Hoa Kỳ phải rút Đệ Thất Hạm đội khỏi vùng biển Việt Nam, và tất cả quân đội miền Nam và cảnh sát phải bỏ vũ khí trước khi có thể xem xét một thỏa thuận ngừng bắn.
Tại vòng đai bên ngoài Sài Gòn, nhiều cuộc giao tranh nhỏ vẫn tiếp diễn, nhưng cộng quân không có ý định tiến vào Sài Gòn.
Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho người Mỹ rời khỏi Sài Gòn trong vòng 24 giờ.
Một cuộc tấn công hoàn toàn bất ngờ vào phi trường Tân Sơn Nhất làm hư hại hai chiếc C-130, và gây hoang mang trung tâm thành phố Sài Gòn.  Hai đề nghị ngừng bắn đã bị Hà Nội từ chối. (BBT)

No comments:

Post a Comment