Thursday, February 28, 2019

Kim-Trump tái hội để làm gì? Ngô Nhân Dụng

Thống Donald Trump, sau khi gặp Kim Jong Un vào Tháng Sáu năm ngoái, đã khen Kim là người “yêu nước, thương dân” và tỏ ra rất có cảm tình. (Hình: Saul Loeb/AFP/Getty Images)

altKim Jong Un lên ngôi năm 2011, nhưng tới năm 2013, tạp chí Forbes sắp hạng những người Hàn Quốc có ảnh hưởng lớn trên thế giới đã chỉ xếp Kim đứng hàng thứ ba! Kim đứng sau cựu Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki Moon và tỷ phú Lee Kun Hee, chủ tịch công ty Sam Sung. Đây có lẽ là một điều cậu Ủn, 29 tuổi, không thể nào chấp nhận được.
Lúc đó, Kim Jong Un đã lên làm chủ tịch Bộ Chính Trị đảng Lao Động Triều Tiên, chủ tịch chính phủ, chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, là Tư Lệnh Tối Cao Quân Đội Nhân Dân, và đã đeo lon thống chế khi mới 28 tuổi. Báo, đài cả nước, và người dân Bắc Hàn đều gọi Kim là “Thống chế” và suy tôn là “Lãnh tụ Kính Mến.”
Kim Jong Un phải cho thế giới biết ai là người mạnh nhất trên bán đảo Cao Ly! Cuối năm 2013, Kim đã ra lệnh giết ông dượng, Jang Song-thaek, chồng của bà cô ruột và phụ tá thân cận của cha, bằng những phát súng cao xạ. Một, hai viên tướng bị tinh nghi chống Kim được đem hành quyết bằng cách cho đàn chó cắn đến chết (khuyển quyết).
Ba năm sau, Kim Jong Un đã thấy có một người thấu hiểu tài năng và địa vị quan trọng của mình. Tháng Giêng, 2016, ứng cử viên tổng thống Donald Trump hỏi các nhà báo, “Có bao nhiêu người trẻ tuổi – lúc cha chết mới 25 hay 26 – đã khuất phục được đám tướng lãnh khó trị như thế, để bỗng nhiên… đứng ra chỉ huy tất cả?” Ông kết luận: Thật là đáng phục – it’s incredible!” Đáng nể hơn nữa, đầu năm 2017, Kim Jong Un ra lệnh thủ tiêu người anh ruột, Kim Jong-nam, khi đang du lịch ở Malaysia, mặc dù Nam đã chấp nhận cuộc sống lưu vong ở bên Tàu.
Tổng Thống Donald Trump, sau khi gặp Kim Jong Un vào Tháng Sáu năm ngoái, đã khen Kim là người “yêu nước, thương dân” và tỏ ra rất có cảm tình, nói rằng, “We’re in love.” Ông Trump đã ra lệnh ngưng các cuộc tập trận chung của quân đội Mỹ và Nam Hàn, một màn thao diễn hằng năm kể từ thập niên 1950. Đáp lại, Kim Jong Un đã ra lệnh ngưng thử bom và hỏa tiễn từ năm ngoái tới giờ.
Tổng Thống Trump đang hy vọng sẽ thuyết phụ lãnh tụ Hàn Cộng giải giới các trái bom hạch tâm, để đổi lại sẽ có cơ hội “đổi mới kinh tế” theo kiểu Trung Cộng và Việt Cộng. Hãy làm giàu mà vẫn duy trì được chế độ độc tài đảng trị, Kim có thể yên tâm.
Kim Jong Un có vẻ biết mình muốn gì và đã vạch ra một kế hoạch lâu dài để thực hiện. Đầu năm 2018, Kim tuyên bố Bắc Triều Tiên đã hoàn tất mục tiêu với các vụ thử nghiệm bom và hỏa tiễn làm rung chuyển vùng Đông Bắc Á Châu. Từ nay, không thí nghiệm nữa, chỉ lo sản xuất. Trong thông điệp đầu Xuân đó, Kim còn ngỏ những lời thân thiết với “đồng bào” bên kia biên giới, kêu gọi hòa giải dân tộc để cùng thống nhất tổ quốc.
Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-In nghe mà hân hoan. Vì ông vẫn mong giảm bớt mối đe dọa chiến tranh tái phát, với bom nguyên tử. Kim chớp lấy một cơ hội mở ra: Gửi phái đoàn tới dự thế vận hội ở thủ đô Nam Hàn, gặp tổng thống Nam Hàn bàn chuyện giao thương. Ông Moon Jae-In tự nguyện đóng vai trung gian hòa giải giữa Mỹ và Bắc Hàn.
Kim Jong Un muốn gì?
Hơn nửa thế kỷ qua, người cha và ông nội của Kim Jong Un vẫn muốn chế độ độc tài sắt máu của họ được thế giới công nhận. Đặc biệt, là được đứng ngang hàng với nước Mỹ, không chỉ đóng vai một phiên thuộc bám theo gấu áo Trung Cộng. Mục tiêu cụ thể là ký một hiệp ước hòa bình, thay thế bản hiệp định đình chiến ký năm 1953. Tất cả là để củng cố triều đại họ Kim cai trị muôn đời; dùng công cụ là đảng Cộng Sản để biến toàn dân thành nô lệ, tôn thờ lãnh tụ như thần thánh..
Muốn đạt mục tiêu đó, hai đời họ Kim đã dồn tài nguyên quốc gia vào việc chế tạo bom nguyên tử và hỏa tiễn tầm xa, có thể bắn qua Nam Hàn, Nhật Bản, Trung Quốc, và dần dần đủ sức bắn tới cả nước Mỹ. Vũ khí hạch tâm là lẽ sống còn của chế độ, họ dồn sức vào đó, mặc cho hàng triệu dân Bắc Hàn chết đói.
Tổng Thống Moon Jae-In đã nỗ lực nối Mỹ với Bắc Hàn, vì quyền lợi quốc gia. Dân Nam Hàn muốn được sống yên ổn, không lo chiến tranh nguyên tử. Họ cũng muốn đồng bào của họ được sống no đủ và tự do hơn. Moon Jae-In đã cố gắng giúp cho Trump và Kim gặp nhau.
Đối với Kim Jong Un thì việc gặp gỡ một ông tổng thống Mỹ là giấc mơ đã nuôi từ ba đời chưa được. Dù kết quả ra sao, cứ được ngồi ngang hàng với ông Trump đã là một thắng lợi, trước mắt cả thế giới.. Hình ảnh này được quảng cáo cho dân Bắc Hàn coi, như một thành tích huy hoàng, sau hơn nửa thế kỷ chờ đợi, chứng tỏ họ nhà Kim xứng đáng là những anh hùng dân tộc!
Từ khi ngỏ lời âu yếm với dân chúng Nam Hàn đầu năm 2018, Kim Jong Un đã vạch ra những mục tiêu rõ ràng. Và trong năm qua, Kim vẫn tiếp tục tiến bước. Từ nay, vòng kim cô “cấm vận kinh tế” của Liên Hiệp Quốc đã bị nới lỏng, khi Nga và Trung Cộng bắt đầu giao dịch thương mại, nhân danh bầu không khí mới. Thứ hai, Bắc Hàn không còn là một “quốc gia vô lại” nữa, mà là một nước có bom nguyên tử được nước Mỹ kính nể.
Gặp gỡ Tổng Thống Donald Trump năm nay, Kim Jong Un muốn củng cố những bước thắng lợi đó, để tìm cách vượt qua hàng rào cấm vận, nới rộng giao thương. Kim Jong Un sẵn sàng theo lời khuyên của Tập Cận Bình, cởi trói cho nền kinh tế. Đó cũng là một điều mà chính phủ Mỹ muốn khuyến khích. Ông Trump có thể chỉ cho Kim Jong Un nhìn thấy cảnh Hà Nội: Hòa hoãn và giao thương lại với Mỹ, mở cửa sau Trung Cộng gần 20 năm, bao nhiêu tòa cao ốc đã mọc lên, xe cộ chạy đầy đường! Mà chế độ Cộng Sản vẫn thắt chặt gọng kìm kiểm soát, không cho một người dân nào được tự do lên tiếng! Họ Kim còn muốn gì hơn nữa?
Trong khi Kim Jong Un có sẵn bản lộ trình dài hạn, chính phủ Mỹ tỏ ra vẫn bình tĩnh theo lối một tay nhà giàu trường vốn; không vội vàng. Cho đến nay, cái ghế của vị thứ trưởng ngoại giao đặc trách vùng Á Đông trong chính phủ Mỹ vẫn bỏ trống. Ông Stephen Biegun, sứ giả chính thức của chính phủ Mỹ với Bắc Hàn, cũng chỉ mới nhận việc từ sáu tháng qua. Điều này cho thấy ông Donald Trump không coi hồ sơ Bắc Hàn là gấp tút lắm. Một mình ông, khi bắt tay với Kim Jong Un, có thể sẽ giải quyết mọi chuyện.
Vì dù Bắc Hàn muốn cựa quậy thế nào, tính về lâu về dài thì kinh tế tư bản vẫn mạnh, sẽ thắng thế như đã từng thắng trên cả thế giới. Người Mỹ không nuôi ảo tưởng, ai cũng biết Kim Jong Un không thể nào xóa bỏ kho vũ khí hạch tâm và hỏa tiễn, vì mất những vũ khí đó là chế độ tự sát. Nhưng chỉ cần Bắc Hàn không đe dọa các nước chung quanh thì đối với nước Mỹ cũng đủ rồi.
Cho nên, một mặt chính phủ Mỹ vẫn kêu gọi giải giới hết kho vũ khí hạch tâm, họ không quên nhắc nhở mối đe dọa của Bắc Hàn còn kéo dài. Tháng trước, cố vấn an ninh Tòa Bạch Ốc nói trước Quốc Hội Mỹ rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Hàn giải giới nguyên tử. Ông Stephen Biegun mới nói tại Đại Học Stanford rằng ông không tin Bắc Hàn sẽ xóa bỏ kho vũ khí nguyên tử.
Nhưng đối các vị tổng thống Mỹ, ngoại giao chỉ là một vấn đề phụ, chính trị trong nước mới là điều đáng quan tâm. Mắt các nhà chính trị Mỹ luôn luôn nhìn về cuộc bỏ phiếu sắp tới.
Nếu sau cuộc gặp gỡ ở Hà Nội, Kim Jong Un lại long trọng hứa sẽ xóa bỏ các vũ khí nguyên tử, và hai bên ký một thông cáo kêu gọi hòa bình, ông Donald Trump vẫn có thể khoe với dân chúng Mỹ rằng chính sách ngoại giao của ông đã thành công. Nếu không đem cho Trump và Kim một lại giải Nobel Hòa Bình, ít nhất nó cũng giúp dân chúng Mỹ quên đi những câu chuyện rắc rối đang bao quanh ông tổng thống!
Sau cuộc hội kiến với Kim Jong Un, Tổng Thống Trump còn đang chuẩn bị một màn trình diễn ngoại giao khác: Tiếp đón Tập Cận Bình ở khu nghỉ mát tại Florida. Hai bên có thể công bố một cuộc “hưu chiến dài hạn” trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước.
Khi Donald Trump gặp Kim Jong Un ở Hà Nội, mỗi người biết người kia muốn gì. Họ sẽ trao đổi với nhau. Kim sẽ được Trump khen ngợi hết lời, như những tình cảm đã biểu lộ ở Singapore năm ngoái. Nhưng không nới lỏng vòng cấm vận. Kim cũng sẽ hết lời ngợi ca viễn kiến không tiền khoáng hậu của ông tổng thống Mỹ, nhưng sẽ lờ chuyện xóa bỏ bom và hỏa tiễn. Hai người sẽ ôm nhau, hứa hẹn sang năm gặp lại. Trong thời gian đó, mặc cho Kim Jong Un mưu mô những gì, Donald Trump vẫn đạt được những mục tiêu quan trọng nhất của ông, là vận động tái cử năm 2020.  
(Ngô Nhân Dụng)

Tuesday, February 26, 2019

CHUYỆN ÔNG TRÂM - Tùng Linh


Chuyện ông Trâm khá ly kỳ nhưng cũng dễ gây nhiều tranh cãi. Có nhiều người ghét ông thậm tệ, nhưng người thích ông cũng không phải ít. Hôm nay mình muốn đưa ra cái nhìn riêng cá nhân, chả theo phe nào, cũng không tin vào phần lớn truyền thông Mỹ nặng mùi thiên vị.
Chuyện ông là doanh gia tỷ phú thành đạt ai cũng biết rồi. Ông còn hoạt động trong lĩnh vực truyền hình. Ông làm nhiều show rất thành công, trong đó có show hoa hậu Mỹ và hoa hậu toàn cầu. Vây quanh ông tuyền mỹ nhân, vợ ông cũng là người mẫu tuyệt đẹp.
Ông cũng đồng sở hữu vài đầu sách thuộc hàng best selling, nổi bật là Art of the deal (Nghệ thuật đàm phán), đặc biệt Time to get tough (Đến lúc phải cứng rắn) là quyển bắt đầu cho những ý tưởng phải chặn đứng trung quốc làm giàu bằng nhiều thủ đoạn ma giáo, được xuất bản năm 2011, 5 năm trước khi ông bước chân vào chính trường.
******
Chuyện của ông không có gì ly kỳ cho đến khi đụng đến bà HIếu (Hillary) trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2016. Bà Hiếu là 1 gương mặt vô cùng sáng giá, ứng cử viện nặng ký nhất của ngôi tổng thống, gần như là 1 độc cô cầu bại lúc bấy giờ. Bà Hiếu từng có 8 năm là đệ nhất phu nhân của ông Tân (Clinton), rồi 8 năm là bộ trưởng ngoại giao thời anh Ma. Nói chung kinh nghiệm đầy mình, ăn nói khôn ngoan, dáng vẻ bề ngoài của 1 phụ nữ quý phái, bà chiếm được cảm tình của nhiều giới. Fan của bà đông hơn quân nguyên. Nên việc bà thắng cử gần như là chắc chắn, được rất nhiều người tiên đoán.
Đang khi đó Trâm chỉ là một thương gia, không có chút kinh nghiệm chính trường. Nhưng thật ngạc nhiên, ông lần lượt đánh bại 16 đối thủ nặng ký của đảng Cộng Hòa để bước vào trận chung kết với bà Hiếu.
Chuyện ông đấu với bà HIếu làm nhiều người phì cười, bởi có vẻ như ông không phải là đối thủ xứng tầm của bà. Quỹ tranh cử của bà gấp đôi ông. 90% truyền thông Mỹ là cánh tả, ủng hộ bà Hiếu. Có khoảng 500 tờ báo, đài về phe Hiếu, trong khi chỉ có 30 ủng hộ Trâm. 
Vì thế Trâm bị đánh tơi bời hoa lá. Càng gần đến ngày bầu cử Trâm càng bị tấn công dữ dội, nổi bật là người khổng lồ CNN. Bên cạnh việc bôi nhọ Trâm, họ luôn luôn đưa ra thăm dò rất tệ, làm nản lòng chiến sĩ. Chính mình cũng bị lừa, và không hề tin Trâm có cơ hội, dù là nhỏ. Cho đến 1 ngày trước khi bỏ phiếu, CNN vẫn đưa ra thăm dò bà Hiếu 90% thắng. Nhiều tạp chí đã cho in sẳn phần bìa với hình bà Hiếu to tổ bố cùng hàng tít lớn "The first lady president of the United States" để sẳn sàng cho ngày đăng quang lịch sử.
*****
Đùng 1 phát, ông Trâm thắng, thắng thuyết phục với 306 phiếu cử tri đoàn so với 232 của bà Hiếu. Vậy là toàn bộ fan của bà Hiếu sửng sờ, chết lặng, truyền thông tê tái. Nhiều fan của bà khóc lu bù, than vãn nước Mỹ giờ đây đã đến thời lụn bại. Trong số đó có cả các nghệ sĩ Việt ở Cali. Họ từng làm clip chê bai miệt thị ông Trâm, cô Kỳ Duyên còn bảo nếu Trâm thắng sẽ có nhiều nghệ sĩ bỏ Mỹ sang Canada sống. Nhưng cho tới giờ này chả thấy ai sang, mặc dù có những người bạn tui vì mến mộ nghệ sĩ đứng chờ mỏi chân ở biên giới. 🙂
Đặc biệt là giới trí thức vô cùng tức giận. Đối với họ Trâm chỉ là 1 tên nhà giàu trọc phú, biết gì đến chính trị, kinh tế mà đòi làm tổng thống. Họ mạt sát ông đủ điều, với sở học uyên bác của mình, họ vẽ nên hình ảnh 1 ông Trâm ngu dốt, độc tài, tàn bạo, và nguy cơ về 1 nước Mỹ hoang tàn. 
Còn nhớ giáo sư Paul Krugman, với giải Nobel danh giá về kinh tế, từng khẳng định trên báo New York Times rằng nếu TT Trump giữ những lời hứa khi tranh cử như rút ra khỏi TPP, giảm thuế lợi tức cá nhân, giảm thuế lợi nhuận công ty, giảm thuế đánh trên tiền đô hồi hương từ các thiên đường thuế ngoài nước Mỹ, khai chiến mậu dịch với Trung Cộng, thay bà Janet Yellen, chủ tịch Hệ Thống Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang, để tăng lãi suất, xóa bỏ hàng loạt thủ tục hành chánh đang được dùng để điều hành guồng máy kinh tế, thu hồi luật ngân hàng của Obama đang kiểm soát tín dụng cả nước,… thì đó sẽ là những hành động ngu xuẩn nhất và sẽ đưa kinh tế Mỹ và kinh tế cả thế giới tới đại nạn suy trầm mà không ai thấy đâu là đáy; thị trường chứng khoán sẽ sụp đổ toàn diện trong chớp mắt. Ghê chưa?
Ấy vậy mà trong 2 năm qua, Trâm thực hiện gần hết các lời hứa đó, kết quả là thất nghiệp đang ở mức thấp nhất từ gần 40 năm qua, kinh tế tăng trưởng tới hơn 4%, thị trường chứng khoán lên như hỏa tiển Tomahawk. Tỉ lệ thất nghiệp của người da đen thấp kỷ lục... Không biết giờ này giáo sư Krugman, Nobel lauriate, nghĩ gì về tuyên bố của ông trước kia? Ông có nên trả lại giải Nobel kinh tế không? 🙂
Đó là Mỹ, các giáo sư, tiến sĩ gốc Việt cũng ăn theo không kém. Nhiều vị cố chứng minh rằng Trâm sẽ là một Hitler thứ 2, và nước Mỹ sẽ chìm vào cơn khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử. Xin cảm ơn thượng đế, chuyện này đã không xảy ra sau 2 năm. hehe.
***
Chuyện Trâm thắng cử làm cá nhân mình giật mình. Lâu nay chỉ biết tin vào CNN. Hóa ra truyền thông Mỹ cũng phe phái tàn bạo. Từ đó mình mới biết đến các đài khác. Fox News có xu hướng cộng hòa nhưng không quá thiên lệch như CNN. Fox News được tín nhiệm và được coi/nghe nhiều hơn cả. Trong 20 chương trình bình luận chính trị hàng đầu của các đài TV lớn, Fox chiếm hết 15 (kể cả 4 trong 5 chương trình được coi nhiều nhất) với MSNBC được 5 chương trình còn lại. Chương trình số một của CNN chỉ được xếp hạng 24.
Nói chung, số người coi Fox bằng tổng số người coi 4 đài chính cộng lại: FOX = ABC + CBS + NBC + MSNBC.
Nếu chỉ đọc/nghe CNN, New York Times, NBC... thì bạn sẽ thấy 1 ông Trâm ngu si, độc ác, nói láo, dâm dật, kỳ thị dân tỵ nạn, kỳ thị phụ nữ, kỳ thị luôn cả người khuyết tật. hehe. Trâm ghê tởm vậy đó mà lại làm tông tông Mỹ, bởi vậy đế quốc Mỹ độc ác ăn thịt người là phải rồi. hehe.
Trâm thắng cử còn cho thấy phần lớn dân Mỹ không còn bị dụ bởi truyền thông. Nếu không thì bà Hiếu thắng to rồi. Và chính bà mới là nạn nhân của truyền thông gian dối, nhất là CNN. Bởi tin vào những con số đó mà bà đã chủ quan không thèm vận động ở các tiểu bang khác, để rồi ôm hận nghìn thu.
***
Vì thắng bà Hiếu mà Trâm lao đao. Fan của bà quay sang chống Trâm kịch liệt, cứ như đó là sứ mạng cao cả vậy.. Họ quên rằng ông Trâm thắng cử đàng hoàng, hợp hiến. Trong bầu cử, thắng thua là lẽ thường, dân chủ và cộng hòa thay nhau lãnh đạo. Hết Bush cha của cộng hòa, đến Clinton của dân chủ, đến Bush con, rồi lại Obama. Vậy lẽ gì mà chống Trâm? Nếu chỉ muốn bà Hiếu thắng thì tốt nhất là dẹp bầu cử. Nghĩa là dẹp luôn đảng CH, độc đảng như Việt Nam, tq cho rồi. Dân chủ chi mà không công nhận kết quả bầu cử?
Ngay từ khi Trâm thắng cử, nhiều cuộc biểu tình chống đối đập phá nổ ra. Tiếp theo là màn nghi ngờ máy đếm phiếu bị trục trặc, đòi đếm lại. Chưa hết, ồn ào nhất là tố cáo có sự nhúng tay của Russia để đòi truất phế ông Trâm. Tiếc là 2 năm trôi qua vụ này vẫn không có 1 bằng chứng, vậy mà họ vẫn không tha.
Đã qua rồi thời kỳ phe thua bắt tay chúc mừng phe thắng, tất cả khép lại để toàn tâm toàn ý cho quốc gia. Giờ là thời thắng làm vua thua thì quậy cho đục nước. Sắp tới nếu đảng DC thắng, phe CH sẽ bắt chước mà quậy phá, khi đó phe DC nghĩ gì?
Cá nhân mình thấy không ổn. Ông Trâm thắng cử đàng hoàng minh bạch. Chưa làm tổng thống ngày nào mà đã bị tấn công nhiều mặt, dồn dập. Chưa làm tổng thống mà đã bị đòi đàn hặc, truất phế. Nghĩa là sao?
Thắng thua là lẽ thường, việc thương - ghét, ủng hộ hay chống đối Trâm cũng là chuyện thường ngày ở huyện. Đó mới chính là đa nguyên. Hơn thế nữa, chống Trâm là cái quyền, nhưng ủng hộ Trâm cũng là 1 cái quyền, miễn là có công bằng, và đã được quyết định thông qua 1 cuộc bầu cử quốc gia.
Tiếc là sau khi thất bại, bà Hiếu bảo người ủng hộ Trâm phần đông là ít học, có thu nhập thấp, deplorable (từ deplorable có nghĩa là rất xấu xa, đáng nguyền rủa.). Hehe, nghĩa là chỉ có người nghèo và ngu mới bầu cho ông. Phe chống Trâm ăn theo, chê bai những người ủng hộ, bảo họ tôn thờ Trâm, cuồng Trâm..v.v... Họ chửi Trâm bằng những lời lẽ từ thô bỉ đến mất dạy. Nhẹ thì Trâm là thằng ngu, thằng điên, nặng thì Trâm là thằng chó đẻ, khốn nạn, bỉ ổi, dâm tặc .v.v.v....
Năm 2015 khi thủ tướng Canada Stephen Harper của đảng bảo thủ thất cử, ông đăng đàn nói lời cảm ơn và kết thúc bằng câu: "The people are never wrong" - Nhân dân không bao giờ sai. Ông đúng là 1 bậc quân tử.
***
Mình thấy những người ủng hộ Trâm có lý do rõ ràng. Họ thấy từ ngày có Trâm, kinh tế phất cờ, công ăn việc làm bao la, tỉ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, chứng khoán tăng kỷ lục. Thời anh Ma, 1 đồng Canada ăn 90 xu đến 1 đồng Mỹ. Giờ chỉ còn 75 xu Mỹ. Tui hựn Trâm vụ này. 😠
Còn những người chống Trâm ít có logic hơn và thiếu công bằng. Đa phần bị ảnh hưởng bởi truyền thông thiên tả. Báo chí là quyền lực thứ 4, nhưng cũng không kém phần ma quỷ. Các nhà báo có đủ tay nghề để xào nấu tin tức một cách hợp pháp, và dụ người đọc theo ý mình.. 1 vài thủ thuật cơ bản như:
1. Trích xuất 1 câu trong toàn bộ ngữ cảnh. Điển hình là Trâm chống ILLEGAL IMMIGRANTS, nhưng họ bỏ chữ ILLEGAL đi, rồi bảo là Trâm chống dân nhập cư. 
Có nguời bảo dân Việt cũng là nhập cư, tại sao lại ủng hộ Trâm? Xin thưa nguời Việt tỵ nạn vào Mỹ là LEGAL đàng hoàng. Chúng tôi đi vượt biên, rồi phải chờ 5, 7 năm ở trại tỵ nạn để đuợc xét duyệt vào Mỹ và các nuớc khác. Rất nhiều nguời còn bị trả về VN nữa cơ.
2. thủ thuật cherry pick, nghĩa là chỉ chọn ra phần mình muốn, ví dụ Trâm làm 10 điều, có 8 điều tốt thì họ bỏ qua, chỉ liên tục nhắc đến 2 điều xấu. Trong 1 bức tranh họ chỉ chọn 1 góc họ thích rồi mô tả về nó. vì thế, bức tranh sáng bừng hay tối thui là theo ý họ.
2 năm qua, nhiều người mắc phải hội chứng ghét Trâm TDS (Trump Derangement Syndrome) cũng vì truyền thông ma giáo, nặng tính đảng phái, đặc biệt họ xem việc lật đổ Trâm là sứ mạng, chứ không phải là đem thông tin trung thực đến người đọc.
Ồn ào nhất là vụ Trâm ăn vụn hơn 10 năm trước. Ông ăn xong trả tiền đàng hoàng, nhưng giờ đây ông là tông tông rồi, nên cô đào phim người lớn Stormy Daniels trở mặt đòi thêm tiền. Vụ này nhiều người người bảo Trâm tà dâm, không xứng làm tổng thống, đòi truất phế Trâm. Ít ai đưa tin mới đây tòa đã phán quyết bà Daniels thua và phải trả cho luật sư của Trâm 430 ngàn tiền án phí. Tham thì thâm.
Nói về gái gú phải nói ông Tân của phe dân chủ mới là bậc thầy. Ông chơi gái mà không tốn tiền, làm tại phòng bầu dục của nhà trắng luôn. Sau đó trước quan tòa ông chối phăng. Cho đến khi em Mo (Monica) thực tập viên của nhà trắng trưng ra chiếc áo đầm còn vương vài giọt tình yêu thì ông mới thúc thủ. Đó là chưa kể vụ Paula Jones tố ông sách nhiểu tình dục ở hotel khi ông đang tại vị. Cuối cùng ông phải xì cho cô này 850 nghìn mới yên. Ấy vậy mà ông đã có sao. Ông vẫn là tổng thống 2 nhiệm kỳ, bởi thời kỳ đó nước Mỹ phát triển ào ào, kinh tế sung mãn.
Vậy thì chuyện ông Trâm ăn bánh trả tiền hơn 10 năm trước có gì là ghê gớm. Chuyện ồn ào 1 thời gian, nhiều người chống Trâm hí hửng, chờ ngày ông bị truất phế, để rồi sau đó là thất vọng tràn trề, thất vọng nối tiếp thất vọng. 🙂
Tổng thống cũng là con người với đầy đủ hỉ nộ ái ố. Miễn là họ làm được việc cho quốc gia. Còn muốn người đạo cao đức trọng, không tì vết thì nên chọn đức giáo hoàng. 🙂
Vụ Russia mới là thô bạo. 2 năm qua họ điều tra, tốn bao nhiêu tiền của, nhưng không hề có 1 chứng cứ, vậy mà vẫn không chịu dừng bước, vẫn để cái an treo lơ lửng trên đầu Trâm. 
Những người ghét Trâm luôn hy vọng vào chuyện này. Lâu lâu có tin gì sốt dẻo họ lại chuyền nhau và hy vọng 1 cuộc phế truất. Nhưng tội nghiệp, ngày qua ngày giấc mộng trầm kha đó vẫn chỉ là mộng. Họ sống trong 1 chuỗi hy vọng để rồi thất vọng tràn trề.
Rồi lại chuyện bức tường biên giới. Dân nhập cư lậu là vấn đề đau đầu triền miên của nước Mỹ, qua nhiều đời tổng thống chứ không phải bây giờ. Từ Clinton đến Bush, đến Obama, cho đến bà Hiếu, tất cả đều lên án nhập cư lậu nặng nề. Nhưng không ai dám giải quyết. Khi Trâm xắn tay vào thì bị kêu gào, chống đối, bị nguyền rủa là kỳ thị, độc ác...v.v.v....
Việc xây tường bị chống đối kịch liệt, nhưng những biện pháp cứng rắn của ông đã làm cho nạn di dân lậu giảm đáng kể.
Chuyện bổ nhiệm thẩm phán tối cao Kavanaugh mới là tận cùng bỉ ổi chỉ vì Trâm đề cử ông này. Khi đó phe dân chủ bắt đầu chiến dịch đánh phá. Kavanaugh bị giáo sư tâm lý học Christine Blasey Ford tố hiếp dâm bất thành 36 năm về trước khi cả 2 còn ở high school, ông 17 tuổi còn bà 15. 
36 năm qua bà không hề lên tiếng, chỉ đợi lúc này. Bà chỉ tố suông, không ai ra làm chứng. Bà không nhớ nơi đâu, khi nào, ai đưa bà đến và về trong buổi party đó. Chỉ nhớ mỗi ông Kavanaugh 🙂. Màn kịch sex quen thuộc nhưng quá dở không thành, chỉ thấy phe dân chủ chơi quá bẩn.
Chuyện chống Trâm còn nhiều lắm, không thể kể hết. Nhưng ít có bài chống nào phê bình nghiêm túc các chính sách của ông, đa phần là tấn công cá nhân, bêu rếu chuyện cỏn con.
Trên mạng facebook có không ít dũng sĩ diệt Trâm. Họ thường trích vài điều từ các bài báo thiên tả, rồi chế nhạo ông. Mấy em cháu ngoan của bác ở VN nhẩy vào ăn theo chửi leo, bảo ông là thằng điên, thằng ngu v.v.... Đúng rồi, Trâm ngu hơn ông Trọng nhiều. 🙂
Riêng những thành quả rõ như ban ngày của ông thì không bao giờ được nhắc đến.
Có người còn cầu mong cho kinh tế Mỹ sụp đổ để Trâm bị phế truất. Hết thuốc chữa luôn.. 🙂
Giới quan chức ghét Trâm 1 phần cũng vì ông đả kích lề lối làm việc quan liêu cũ với nhiều khuất tất. Cũng có thể gọi là nạn tham nhũng ở mức độ tinh vi thông qua hiện tuợng lobby chính trị của các quan chức nhà trắng. Ông hứa sẽ "tát cạn đầm lầy" (Drain the swamp). Chờ xem.
****
Nhưng trên tất cả, Trâm vẫn là Trâm. Trâm là 1 nhân vật kỳ quái. Ông không thuộc tà phái, cũng không hẳn chính phái. Tạm gọi là Trâm phái có cả chính lẫn tà. Võ công của ông được đúc kết qua bao nhiêu năm lăn lộn trên thương trường khốc liệt, với những cuộc đàm phán máu loang đầy phòng họp.
Trâm là 1 ông già gân, sức làm việc kinh khủng, hơn 70 tuổi mà làm việc như điên, không biết có còn năng lượng cho cô vợ trẻ xinh đẹp không 🙂. Ông cũng thuộc loại cầu toàn, nhiều nội các của ông phải ra đi vì không đạt yêu cầu cao. Nhưng bộ máy vẫn vận hành trơn tru mới là độc đáo.
Trâm có nổ không? Có, ông cũng hay huyênh hoang, đôi lúc nổ 10 nhưng ông cũng làm được 7,8.
Washington Post là 1 tờ báo thiên tả chống Trâm, nhưng gần đây cũng phải công nhận ông là vị tổng thống giữ nhiều lời hứa nhất với cử tri.
Trâm vô cùng lì đòn, bản lĩnh. Chưa có vị tổng thống nào bị tấn công khủng khiếp như ông. Từ day 1 ông đã bị ăn đòn dồn dập, mọi phía, rơi vào thế mãnh hổ nan địch quần hồ. Nhưng ông đã tồn tại và làm được rất nhiều việc trong 2 năm qua.
Trâm có sức thu hút mãnh liệt. Ở những nơi ông đến vận động có cả trăm ngàn người reo hò ủng hộ. Ông thu hút luôn cả những người ghét ông. Họ chửi ông suốt năm suốt tháng. 🙂
Trâm không hề biết sợ. Hầu hết các tổng thống đều rất sợ truyền thông, quyền lực thứ 4 có thể lật đổ cả 1 đế chế. Nhưng ông không hề ngán. Truyền thông tấn công ông không khoan nhượng, ông ăn miếng trả miếng. Bằng những cái twit trực diện ông dám đấu với tất cả truyền thông cánh tả, không hề nao núng. Truyền thông bêu rếu ông tấn công báo chí. Nhưng chả lẽ báo chí tự cho mình cái độc quyền tấn công người khác mà không được tấn công lại? Dân chủ là không có chỗ cho quyền lực độc tôn. Báo chí cũng không là ngoại lệ.
Ông là khắc tinh của giới trí thức khoa bảng bàn giấy. Kiến thức của ông không thuộc loại hàn lâm, nhưng từ thực tiễn sinh động, từ thương trường khốc liệt mà có.
Trâm là người phát động cuộc thương chiến và kỹ chiến với trung quốc. Hơn 1 năm qua nhiều tên gián điệp kinh tế trung quốc bị bắt giữ vì ăn cắp kỹ thuật. 2 công ty lớn của tq là ZTE và Huawei bị nêu đích danh và phạt tiền.
Cuộc thương chiến chỉ mấy tháng đã làm trung quốc chao đảo, thị trường chứng khoán sụt thê thảm, kinh tế co cụm. Họ Tập phải xin hưu chiến 3 tháng để thỏa mãn các yêu sách của Trâm. 
Dưới thời ông, tham vọng biển đông của trung quốc bị chặn đứng. Ông và nhà trắng đã đưa ra dự luật cho phép can thiệp vào biển đông, tức là cắt đuờng luỡi bò phi lý, làm món luỡi bò phá lấu đãi bà con 🙂. Ngoài ra chiến dịch 1 vành đai 1 con đường cũng đang trên đà phá sản.
Ông luôn khai thác những điểm nóng chết nguời của trung quốc là Tân cuơng, Tây tạng, và nhất là cái vòng kim cô Đài loan. Khi cần ông lên tiếng cho Đài loan độc lập là trung quốc la làng. 🙂
Cùng với phó tổng thống Mike Pence, người cứng rắn còn hơn cả Trâm, và cố vấn Peter Navarro, tác giả quyển Death by China, hợp thành cây đinh ba đang chỉa vào yết hầu trung quốc. 
Tập hoàng đế giờ chỉ còn ngửa mặt lên trời than rằng trời sinh ta sao còn sinh lão Trâm trời đánh. 🙂
Trâm rất khó lường, miệng thì luôn bảo Tập là bạn tốt, nhưng tấn công trung quốc không thương tiếc. Nhờ vậy mới có thể đối phó với 1 trung quốc luôn gian manh trên trường quốc tế. Nói chung ông thần Trâm là 1 tổng thống Mỹ không giống ai, võ công kỳ quặc, lắm kẻ ghét cũng không thiếu người thương mến. Khoan hãy đánh giá những gì ông đang làm. Hãy đợi 1 thời gian nữa cũng không muộn.
****
Dù sao Trâm cũng chỉ là 1 trong nhiều tổng thống Mỹ. Ông có hay và dở. Ai cũng có quyền hoặc là chống đối hoặc là ủng hộ ông. Nhưng ít nhất cần có cái nhìn công bằng, đừng để bị truyền thông ma giáo xỏ mũi.
Cá nhân mình ủng hộ ông vì ông là tổng thống thông qua bầu cử dân chủ và minh bạch. 2 năm nữa sẽ có cuộc bầu cử mới. Và bất cứ ai thắng cử cũng cần được tôn trọng, bởi đó chính là sự lựa chọn của nước Mỹ.
The people are never wrong..
PS:
Status này đọc cho vui, miễn tranh cãi nhen. alt:)
Tùng Linh.

Monday, February 18, 2019

Logo số 3 thể hiện sau một hoá trình 100 năm Mỹ dựng lên Do Thái phương Tây và phương Ðông

Trong lịch sử nhân loại, có hai dân tộc chịu số phận bi thảm hơn các dân tộc khác. Rất không may, một trong hai lại là dân tộc Do Thái trước, sau đó là dân tộc Việt.
Cái "tội" của dân tộc Do Thái là sinh ra Chúa rồi hành hình Chúa trên thập giá. Họ đã bị kỳ thị, xua đuổi, bị truy bức giết hại và lưu vong khắp nơi.
Năm 1947, thành lập cơ quan CIA do W.A.Harriman, thành viên đảng Dân chủ, với mục tiêu thay đổi vùng bạo loạn từ Trung Âu (Ðức) sang Á Châu vì đây mới chính là HOẠ DA VÀNG (nên tác giả có viết bài) :
Vinh Truong: SÁCH LƯỢC ĐỔI MÀU DA TRÊN XÁC CHẾT:
nktvinhtruong.blogspot.com/…/sach-luoc-oi-mau-da-tren-xac-c… )
Cái dân tộc Do Thái phương Tây phải chịu tan rã tha phương nát vụn đã cùng nhau gom góp từng đồng tiền, từng mãnh đất để gầy dựng lại quốc gia của mình. Định mệnh bi thảm của dân tộc nầy đã khiến họ gắn kết với nhau thành một khối, nhờ đó quốc gia Israel đã phát triển không ngừng. Một mình họ đã đánh bại quân đội của liên minh các nước Ả rập để bảo vệ sự tồn vong của đất nước. Và giờ, họ đã có bom nguyên tử...
Khác với dân tộc Do Thái phương Tây phải lưu vong hơn ngàn năm trước, dân Việt chỉ bắt đầu lưu vong từ sau 30-4-1975. Dân tộc này không hành hình Chúa nhưng vẫn phải chịu một định mệnh bi thảm không kém vì dám giệt chủng tộc nền văn minh Chiêm Thành và lấy 3 cái đầu trọc sư sải Cambodia làm cái đòn thớt róc Miá chơi vui để đở buồn.
Thế nên, thãm hoạ xảy ra cuộc chiến tranh giữa hai miền anh em với vũ khí bom đạn của ngoại bang kết thúc qua tư tưởng: “Câm thù cộng sản” đối chỏi với “Câm thù giai cấp”; rồi ngày 30/4/1975 đất nước được gom về một mối, những tưởng sẽ bắt đầu một thời đại vàng son, nhưng không ngờ, thời đại đó biến thành một cuộc phân ly bi thảm nhứt của lịch sử dân tộc tạo nên một “Nghĩa Hải” thay vì nghĩa địa với nữa triệu người làm mồi cho Cá rĩa.
Vượt qua cả dân tộc Do Thái, người Việt "vươn lên" dẫn đầu lịch sử lưu vong của nhân loại bằng cuộc di cư chính trị quy mô nhất về mặt số lượng từ trước đến nay. Hàng triệu người đã lao ra biển trên những chiếc tàu thuyền đánh cá mỏng manh các loại để thoát khỏi đất mẹ của mình, chấp nhận cả cái chết để ... lưu vong. Một phần của dân tộc đã làm mồi cho cướp biển cho cá mập và bị nhốt trong những trại tị nạn nghẹt thở ở các nước Đông Nam Á.
Cuộc di cư khốc liệt của người Việt đã đưa họ đến khắp nơi trên thế giới, kể cả châu Phi, điều mà trước 1975, cả hai miền Nam Bắc đều không hề có. Tâm thức lưu vong kể từ mốc thời gian đó, đã phục kích trong các tầng lớp dân Việt, đóng đinh trong đầu họ cho đến tận ngày nay, không ngơi nghỉ và không có cơ hội để chấm dứt...
 -Sau 30-4-1975, Chúa đã giúp những làng xóm đạo nghèo nàn chài lưới gần biển đã cùng Cha Xứ vượt biên bằng đường biển rất nhiều do những làng này sống bằng kinh tế biển với rất nhiều tàu đánh cá. Người dân xóm đạo quê mình vượt biển mà còn giúp cả dân Sàigòn, với giá vài ba cây vàng/ người, có khi chủ tàu chỉ thu đủ sở hụi để mua dầu, thực phẩm và đút lót cho bộ đội biên phòng. Có nguyên một làng chài hay cả xóm đạo vượt biên sạch. Sau đó, khi đất nước đói meo, thì những người vượt biên bắt đầu góp phần gầy dựng quê nhà bằng ...những thùng hàng gởi về từ nước ngoài. Dân quê gọi đó là hàng thùng. Một người vượt biên thoát được qua nước ngoài thì cả gia đình được nhờ, cả gia đình cùng thoát thì dòng họ được nhờ. Dân sống bằng hàng thùng chả cần làm gì vẫn phong lưu vì nhận hàng thùng đều đặn gởi về. Gia đình nào sống bằng hàng thùng thì con trai rất dễ lấy vợ và con gái, dù xấu, cũng rất dễ lấy chồng. Tâm thế chờ đợi hàng Mỹ, hàng Tây đã ăn sâu từ đó vào ký ức của cộng đồng. Không chỉ chờ đợi hàng thùng và đô la từ nước ngoài, người thân trong nước của các Việt kiều thường xuyên sống trong tâm trạng chờ đợi được bảo lãnh. Gặp nhau là họ hỏi thăm nhau bằng một câu cửa miệng: "bao giờ đi?". Đi ở đây chính là lưu vong, là thoát khỏi nơi họ chôn nhao cắt rún!
Đã có 3 thế hệ người Việt sống lưu vong trên đất Mỹ, thế hệ thứ nhất là những người bỏ chạy khỏi nước khi quân đội miền Bắc tràn vào Sài gòn và những người vượt biển. Thế hệ 2 là các sĩ quan VNCH và gia đình họ qua đây theo diện HO cùng với những người được thế hệ thứ nhất bảo lãnh. Thế hệ thứ 3 là con em người Việt sang du học, tìm kiếm việc làm, định cư và bảo lãnh cha mẹ. Trong số cha mẹ này có rất nhiều cán bộ nhà nước, họ đầu tư tiền bạc cho con cái ăn học, mua nhà cửa, gởi tiền vào tài khoản ngân hàng và chờ đợi thời cơ để... lưu vong. Tiền họ có được, dĩ nhiên đến từ túi của nhân dân, vì lương tháng của thủ tướng VN chưa tới 20 triệu đồng (khoảng 850 đô Mỹ) thì họ lấy gì để nuôi con du học?
- Mỗi năm, người Việt trong nước bỏ tiền tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ. Ai có khả năng này? Chỉ có cán bộ và doanh nhân. Ở một thành phố của quận Cam, có cả một" ngôi làng" của cán bộ nhà nước . Họ chuyên sống bằng hồn của Trương Ba nhưng da hàng thịt. Họ ở VN, làm việc trong bộ máy của chế độ nhưng tâm hồn thì để trong những ngôi nhà ở Mỹ. Ở đó có con cháu họ chờ sẵn. Giống như Nguyễn Thị Quyết Tâm, nếu cần thiết lên đường xuất ngoại là đi thôi. Tiền đã gởi, nhà đã mua, con cháu đã chuẩn bị đón chào. Tôi biết Tổng biên tập một tờ báo nọ, vẫn đương chức ở Việt Nam nhưng đã có thẻ xanh ở Mỹ. TBT phải là đảng viên, nhưng chuyện này dễ ẹt, một khi lòng người đã muốn... lưu vong thì không có gì là không thể. Có TBT một tờ báo chửi Mỹ ko còn nước non gì, thế mà cuối đời xách đít qua Mỹ để sống... lưu vong, nó cũng nằm trong góc nhìn của VVSS như chánh sách Mỹ không có người bạn lâu đời cũng như chẳng bao giờ có kẻ thù truyền kiếp, quyền lợi và chỉ lợi nhuận “America-First” là xác định thế liên minh … vậy thôi !!!!
Các nhà báo đảng ở Sài gòn, bằng cách này cách khác, đều gởi con du học Mỹ hoặc Úc. Đó là tương lai mới ko chỉ cho con cái họ mà cho cả họ. Giờ họ là công dân Việt Nam nhưng mai mốt đây họ sẽ là công dân Mỹ, Úc, nếu muốn. Cả đất nước đều như vậy. Nhiều công dân Việt hiện nay đã lên kế hoạch cho cuộc sống tương lai của mình ko gắn với Việt Nam. Dân thường, cán bộ viên chức, nhà văn nhà báo, lãnh đạo cấp cao ... vân vân. Không từ một tầng lớp nào. Ai dám chắc rằng các lãnh đạo cao cấp ko chọn trước cho mình một chỗ để ...lưu vong khi cần thiết. Cuộc đời, thời cuộc mà, đâu nói trước được điều gì. Người thân ở Mỹ chọn chỗ sẵn ở Mỹ, người thân Tàu chọn chỗ sẵn ở Tàu. Có biến là dzọt thôi. Vậy thì làm sao trách các công dân Việt thu nhập thấp tìm qua Đài Loan hay Nhật Bản để ... lưu vong bất hợp pháp. Đã lưu vong thì bình đẳng, giống như sự bình đẳng của con người trong tuyên ngôn nhân quyền vậy, dù người giàu tiền và nghèo tiền thì chọn cách lưu vong khác nhau.
Mới đây đoàn 153 người Việt du lịch Đài Loan, đã có 152 người bỏ trốn ở lại.
- Vậy tại sao người Việt lại khát khao ... lưu vong như thế? Câu hỏi này quá dễ trả lời bằng câu thành ngữ Việt Nam: đất lành chim đậu. Khi đất mẹ không còn lành thì người dân Việt sẽ tìm cách ra đi như một nguyên lý tất yếu để tìm đến mãnh đất lành hơn. Không ai muốn tương lai gia đình con cái mình sống trong môi trường nhiễm độc, nền giáo dục- y tế thiếu phẩm chất, sự bất nhất giữa nói và làm của những người điều hành xã hội, sự giả dối lừa lọc nhau giữa người và người, niềm tin cùn mòn vì mọi thứ đều có thể làm giả, từ học vấn giả, nhân cách giả, đến cả lịch sử cũng bị làm giả, rồi người dân bị cấm đoán nói lên sự thật của đất nước mình...vân vân và vân vân, đó là chưa kể nỗi sợ hãi bị mai phục và thôn tính đến từ anh bạn vàng ròng láng giềng khổng lồ phương bắc...
- Chưa bao giờ ai muốn sống lưu vong, nhưng lại muốn con cái mình được đào tạo bởi nền giáo dục Mỹ, Úc và đó cũng là nơi sinh sống thật tuyệt cho chúng nếu chúng muốn ... lưu vong. Tâm thức cá nhân được định hình từ tâm thức xã hội, do vậy ngay trong bản thân mọi người đã bị tâm thức lưu vong chế ngự, kể từ đây khi đứa con mình bắt đầu xách cặp tới trường để học ... tiếng Anh.
Một quốc gia sao có thể hùng cường khi người dân của quốc gia ấy cứ thấp thổm lo ... lưu vong và không coi trọng đất nước của mình? Khó có thể gắn kết những con người hoang mang ngất ngư ấy lại với nhau bằng tình cảm quốc gia để đoàn kết như dân Do Thái. Ai cũng biết rằng, kẻ lưu vong là kẻ bị nhổ bật gốc rễ khỏi quê hương, như bụi lúa bị nhổ bật khỏi ruộng nước. Đó là một nỗi đau từng là điều không chịu nổi đối với người tha hương xa xứ, vậy mà giờ đây, nó đang biến thành một món ăn tâm lý hạng nhất của người Việt chúng ta.
Câu hỏi đặt ra: “Vì đâu nên nỗi cuộc này, hả người?” Vở kịch nầy rất có hậu vì cặp bài trùng soạn giả Kennan/ Harriman đã dựng lên vở kịch nầy rất hậu-hĩ ở đoạn kết thúc bằng 2 con Ó-Con Ðông/Tây canh giữ quyền lợi chiến lược America-First cho nước Mỹ.
QUEENBEE-1

Thursday, February 14, 2019

"quái thú" The Beast 2.0 của ông Trump đã đến Hà Nội ?

Sau gần nửa năm lộ diện, The Beast 2.0 có thể sẽ đặt chân đến Việt Nam cùng với ông Trump. Mức giá ngất ngưởng, công nghệ hiện đại nhất là những điểm nổi bật của ''Quái thú'' này.
The Beast 2.0 là mẫu limousine chống đạn được làm riêng cho Tổng thống thứ 45 của Mỹ - Donald Trump. Với mức giá lên đến 1,5 triệu USD , The Beast 2.0 là mẫu xe đắt nhất từng được chế tạo cho các đời Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều thú vị duy nhất về ''Quái thú'' này. Ảnh News18
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 2
Tiền thân của Cadillac One là dòng xe Cadillac DTS bản kéo dài của Tổng thống George W. Bush ra mắt vào năm 2001. Do kích thước đồ sộ nên Cadillac DTS được các mật vụ đặt cho biệt danh là The Beast cho đến nay. Ở mỗi đời Tổng thống, chiếc The Beast sẽ được đặt hàng riêng, tùy theo yêu cầu và sở thích của mỗi Tổng thống. Ảnh: MotorTrend
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 3
Cadillac One, The Beast hay Stagecoach đều ám chỉ mẫu limousine này. One là do hãng sản xuất đặt, các mật vụ thì gọi mẫu xe là The Beast vì thân hình đồ sộ và Stagecoach là tên mật của dự án này. Do đó, mẫu xe này thường được gọi với 2 tên đầu tiên hơn. Với tên gọi The Beast 2.0, có thể ông Trump muốn một mẫu xe mới hoàn toàn hoặc muốn bỏ đi cái tên Cadillac One có từ thời ông Obama. Ảnh: Flickr
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 4
Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ đã đặt hàng 11 chiếc The Beast 2.0 cho ông Trump. Mỗi lần ông Trump xuất hiện trước công chúng, sẽ có 2 chiếc The Beast tháp tùng. Trong đó, một chiếc chuyên chở ông Trump và chiếc còn lại đóng vai trò ''chim mồi''. Từ thời Tổng thống Obama, tất cả chiếc The Beast đều đeo biển số 800-002. Ảnh: News18
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 5
Với kích thước của một chiếc limousine và cân nặng lên đến 9 tấn, cái tên The Beast hoàn toàn xứng đáng cho mẫu xe này. Để vận chuyển 2 chiếc The Beast, chính phủ Mỹ phải huy động đến loại máy bay vận tải cỡ lớn C-17 Globemaster. Vì cân nặng khủng nên dù được trang bị động cơ diesel tăng áp 5.0L, The Beast 2.0 chỉ đạt tốc độ tối đa khoảng 90 km/h. Ảnh: Time.com
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 6
Dùng gốm để chống đạn? Đó hoàn toàn là sự thật. Lớp vỏ thân xe dày 8 inch của The Beast 2.0 được cấu thành từ thép, nhôm và gốm. Kính xe được làm từ kính cường lực dày 5 inch. Do đó, cánh cửa xe nặng tương đương cửa của một chiếc Boeing 757. Gầm xe được thửa từ chiếc bán tải hạng nặng Chevrolet Kodiak, giá cố thêm bằng titanium, gốm và tấm chống bom. Ảnh: Reuters
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 7
The Beast 2.0 được trang bị khả năng phòng thủ chủ động bao gồm hệ thống bắn khói, xả dầu ngăn cản các xe truy đuổi. Khi người lạ có ý định mở cửa xe, hệ thống sẽ phóng ra dòng diện để hạ gục người này. Bình xăng của "Quái thú" cũng được bọc thép chống đạn và bao phủ bằng một lớp bọt đặc biệt chống cháy nổ. Ảnh: The Sun
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 8
Bên trong The Beast 2.0 được trang bị hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và bảo mật bậc nhất như dò tìm bằng định vị vệ tinh toàn cầu GPS, WiFi, điện thoại vệ tinh và kết nối thẳng đến điện thoại của cả phó Tổng thống lẫn Lầu Năm Góc để ra lệnh phóng tên lửa hạt nhân ngay từ trên xe. Một lượng khí oxy và túi máu trùng với nhóm máu của ông Trump được dự trữ sẵn. Ảnh: Autoweek
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 9
Bên cạnh tiện nghi hàng đầu, The Beast 2.0 được ví như chiếc xe tăng với một số vũ khí bên trong. Cơ quan Mật vụ Mỹ giữ bí mật hoàn toàn về các vũ khí của The Beast 2.0. Chúng ta chỉ có thể biết rằng ở phần đầu xe có trang bị súng phun hơi cay và một loại súng máy. Bên trong xe, tài xế được trang bị một khẩu Shotgun. Ảnh: Dailymail
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 10
Không phải ai cũng có thể cầm lái ''Quái thú''. Tài xế của Tổng thống sẽ được tuyển chọn gắt gao từ các chuyên gia lái thử xe của GM và được huấn luyện quân sự để bảo vệ Tổng thống khi cần thiết. Các tài xế có khả năng xử lý thượng thừa với những màn đi lùi tốc độ cao, quay xe 180 độ, drift với một chiếc xe nặng 9 tấn - điều bạn chỉ thấy trong loạt phim Fast & Furious. Ảnh: bobandsuewilliams
10 diem dac biet xung quanh 'Quai thu' The Beast 2.0 cua ong Trump hinh anh 11
Tổng thống ở đâu, The Beast sẽ ở đó. Đó cũng là lý do mà chính phủ Mỹ đặt hàng đến 11 chiếc The Beast 2.0 cho ông Trump. Số lượng xe này có thể phục vụ chuyến công du nhiều nước của Tổng thống. Mỗi nơi sẽ có sẵn 2 chiếc The Beast khi Tổng thống Mỹ xuất hiện. Ảnh: Business Insider

Thursday, February 7, 2019

Lược sử giáo xứ Thanh Hải, Phan Thiết

Những cuộc di dân …
Có thể nói, giáo xứ Thanh Hải đuợc hình thành gắn liền với những biến cố của lịch sử dân tộc.
Trận đói năm Ất Dậu (1945) : Hàng triệu người chết vì thiếu lương thực – Đây phải nói là một thảm họa của dân tộc dưới ách thống trị của Đế quốc Nhật vào những năm cuối của Đệ Nhị Thế Chiến – Hàng đoàn người di cư vào nam tìm vùng đất mầu mỡ hơn để kiếm sống, trong đó có khoảng sáu bảy chục gia đình người gốc Ba Làng và Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hóa. Sau nhiều ngày lang thang, làm thuê làm mướn cuối cùng họ cũng đã an cư tại vùng đất Phan Thiết Bình Thuận, nơi mà điều kiện khí hậu khá hiền hòa cũng như có vùng biển lắm tôm nhiều cá thuộc vào bậc nhất Việt Nam.
Cuộc kháng chiến 9 năm giành độc lập của dân tộc từ tay thực dân Pháp kết thúc bằng trận đánh Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết giữa phái đoàn của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa với chính quyền Pháp (20/ 7 /1954). Trong hiệp định này có điều khoản “ mọi người dân Việt Nam có quyền chọn lựa nơi sinh sống trong vòng 300 ngày, kể từ ngày Hiệp Định có hiệu lực”. Ba nước Aán Độ, Canada và Ba Lan được Uỷ Hội quốc Tế giao cho nhiệm vụ giám sát việc thực thi Hiệp định này. Sự kiện này cùng với những thông tin trước đây về một vùng đất phì nhiêu đã dẫn đến những làn sóng di dân của những đồng bào miền bắc vào miền nam lập nghiệp, trong đó có những gia đình gốc Ba Làng, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Quảng Bình, Đông Xuyên( Kiến An, Hải Phòng) mà sau này trở nên một cộng đoàn giáo xứ Thanh Hải.

Xóm Đầm thập niên 50 Các Bà Mẹ Xóm Đầm

Quá trình Thành Lập:
A/ LẬP TRẠI ĐỊNH CƯ XÓM ĐẦM:
* Cuối năm 1954 Cha cố Phaolô Phạm Ngọc (1911 – 1972) cùng gần 100 gia đình chuyên sống nghề đánh cá - Những người dân này gồm một số là người gốc Sầm Sơn, Ba Làng ( Thanh Hóa), Quảng Bình - từ trại tạm cư Xuân trường (Sài Gòn), Ba Bèo (Long An) về Xóm Đầm Phan Thiết lập nghiệp. Dải đất ven biển này(1) trước đây là một vùng đất hoang vu chỉ toàn cồn cát và dứa dại , thỉnh thoảng đó đây những nấm mồ hoang xen lẫn những gốc keo cổ thụ nằm bên tỉnh lộ Phan Thiết – Mũi Né, cách trung tâm tỉnh lỵ Phan Thiết 3 km về hướng đông và cách xa Phú Hài 2km về huớng tây nam. Tại đây, Linh mục đã giúp đỡ giáo dân trong công tác mục vụ cũng như liên hệ với Ủy Ban Di Cư nhằm giúp đỡ cho bà con ổn định cuộc sống.
* Đầu năm 1955, Linh mục chính xứ tiên khởi Augustino Phạm Ngọc Oanh đưa giáo dân gốc Ba Làng Thanh Hóa từ các trại tạm cư: Xuân Trường (Thủ Đức); Bình Đông (Chợ Lớn); Ba bèo (Long An) về Xóm Đầm Phan Thiết định cư.Giai đoạn này, con số giáo dân đã lên đến trên 3000 người. Các linh mục gồm có: Lm Chính xứ Augustino Phạm Ngọc Oanh; Lm phó xứ Phaolô Phạm Ngọc
(tháng 6 năm 1955 Cha Phaolô Phạm Ngọc được thuyên chuyển về xứ Thanh Sơn, Gia Kiệm; Lm phó xứ Fx. Hoàng Kim Điền; Sau này còn có Lm Bùi Minh Huy (Còn gọi là cha Huỳnh ) (3); Lm Giuse Nguyễn Văn Trọng (Phụ trách nghành giới). Các thầy giúp xứ gồm có: Thầy Nguyễn Duy Vi (sau là Lm); thầy Nguyễn Sơn Lâm (sau là Lm rồi Giám mục), Thầy Nguyễn Văn Minh( sau là Lm); Thầy Nguyễn Hữu Đăng (sau là Lm); Thầy bốn Nguyễn Đức Nhân (sau là Lm).
* Đầu năm 1956 một số gia đình gốc Đông Xuyên (Kiến an, Hải Phòng) cũng kéo về Xóm Đầm Phan thiết sinh sống. Họ quần tụ hai bên dòng sông Cầu Ké.
Để giải quyết chỗ ở của đồng bào di cư, Lm Phạm Ngọc Oanh – người chịu trách nhiệm tổng quát - đã phải bôn ba ngược xuôi tìm nguồn viện trợ, mượn xe ủi để san phẳng cồn cát rồi quy hoạch phân lô chia cho bà con làm nhà ở. Các Cha, thầy đã không quản ngày đêm xúc tiến công việc để bà con giáo dân nhanh chóng ổn định chỗ ở.
B/ LẬP XÃ & GIÁO XỨ
Theo lời kể của cụ bốn Nhân (Cha Nhân) lúc đầu khi thành lập trại định cư Xóm Đầm, mọi công việc liên quan đến hành chánh đều phụ thuộc xã Phú Hài rất bất tiện, do đó các vị tiên khởi đã làm việc với chính quyền nhằm tách trại định cư Xóm Đầm thành đơn vị hành chánh độc lập. Xã Thanh Hải (2) hình thành từ đó, cụ bốn Nhân làm xã trưởng lâm thời. Thanh Hải cũng trở thành tên của xứ đạo, nhà thờ và thuộc giáo phận Sài Gòn, sau thuộc giáo phận Nha Trang.
Rước Đức Mẹ thập niên 50 - 60
C/ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
Năm 1956:
- Dựng nhà thờ bằng cây, lợp lá trên khu đất nhà bà cố Trình hiện nay.
- Dựng nhà xứ, trường học bằng cây, lợp lá.
- Có tu viện Mến Thánh Giá và bắt đầu hoạt động
- Lập trạm xá
- Lập chợ (trên khu đất mà ngày nay là Uûy Ban Nhân Phường)
- Cha xứ đề cử Ban Trị Sự giáo xứ khóa 1 gồm có các ông :
1. Pet. Trần Công Nhâm : Chánh trương
2. Jos . Nguyễn Văn Đạm : Phó trương
3. Jos . Trần Xuân Chiểu : Thủ quỹ
4. Jos . Trần Xuân Tổng : Chánh Tuần
5. Jos . Nguyễn Hữu Huỳnh : Phó Tuần
Năm 1957:
- Lập văn phòng ủy ban hành chánh xã Thanh Hải
- Ngày 05 tháng 01 năm 1957 Đức cha Simon Hòa Hiền về ban Bí Tích Thêm Sức đầu tiên cho con em trong giáo xứ
- Tháng 3 năm 1957: Xây dựng nhà thờ hình Thánh giá trên khu đất Thánh Đường hiện nay.
- Ngày 5 tháng 07 năm 1957: Thành lập Địa phận Nha Trang và cũng từ ngày này giáo xứ Thanh Hải được sát nhập vào địa phận Nha Trang.
- Xây hai dãy nhà trường mỗi dãy 5 phòng, tọa lạc trên hai khu đất nhà trường tiểu học Thanh Hải hiện nay.
- Tháng 9/1957 Cụ Bốn Nhân tạm biệt giáo xứ Thanh Hải tiếp tục học tại Đại Chủng Viện Xuân Bích.
Năm 1958:
- Tháng 4: cha Rôcô Đinh Tuấn Ngạn đi xứ mới Cha Rôcô Đinh Hữu Phương về đảm nhiệm chức vụ phó xứ.
- Tháng 6: sau khi thụ phong linh mục, cha Phêrô Nguyễn Hữu Đăng về dâng Thánh Lễ tạ ơn và cầu bình an cho giáo xứ
- Tháng 8: trường tiểu học tư thục Thanh Hải được phép mở trung học đệ nhất cấp (ngày nay gọi là cấp 2)
- Thành lập hội Legio Mariae
Năm 1959:
- Tháng 3: đề cử ban Trị Sự khóa 2 gồm các ông :
1. Jos .Nguyễn Công Uẩn : Chánh Trương
2. Jos . Nguyễn Văn Báu : Phó Trương
3. Jos . Nguyễn Văn Hiện : Thủ quỹ
4. Nguyễn Văn Đức : Chánh tuần
5. Fx . Trần Văn Hồi : Phó Tuần
- Tháng 8: tổ chức đổ đồng, mục đích để xây dựng giáo xứ
- Mùa hè năm 1959 Đức cha Piquet Lợi, giám mục địa phận Nha Trang truyền chức cho thầy Aug. Nguyễn Đức Nhân tại Thánh Đường giáo xứ Thanh Hải
Năm 1960:
- Tháng 3: Xây thêm hai dãy trường học kiên cố lợp ngói
- Cha Rôcô Đinh Hữu Phương phát động phong trào cơ giới hoá ngư nghiệp
Năm 1961:
- Tháng 5: cha Fx. Hoàng Kim Điền nhận nhiệm sở mới ở Huy Khiêm
- Cũng trong tháng này, cha Jos. Trịnh Quang Cảnh về làm phó xứ
Năm 1962:
- Tổ chức hội Xuân Nhâm Dần, có Lực Sĩ Hà Châu về biễu diễn
- Tháng 3: Đề cử Ban trị Sự khóa 3 gồm các ông :
1. Jos . Nguyễn Công Uẩn : Chánh trương
2. Jos. Nguyễn Văn Hiện : Phó Trương
3. Jos . Nguyễn Tiến Dược : Thư Ký
4. Jos . Nguyễn Văn Đức : Chánh Tuần
5. Jos . Nguyễn Chính Lượng : Phó Tuần
- Tháng 6 : Sửa chữa nhà xứ
Năm 1963:
- Tháng 6; Cha Trịnh Quang Cảnh đi nhận nhiệm sở mới, Cha Gioan Vũ Anh Thuấn về làm phó xứ
- 12 tháng 6: Cha Pet. Nguyễn Quốc Bồng từ trần ở xứ Hòa Lương và được tổ chức Lễ An táng ở nhà Thờ Thanh Hải sau đó được chôn cất tại nghĩa trang giáo xứ
Năm 1965:
- Bầu Hội Đồng Giáo Xứ nhiệm kỳ 4 gồm các ông:
1. Nguyễn Văn Ty : Chánh Trương
2. Jos . Nguyễn Tiến Dược : Phó Trương (Sau là quyền Chánh Trương)
3. Nguyễn Văn Chế : Thư Ký
4. Antôn Nguyễn Văn Kim : Chánh Tuần
5. Pet. Nguyễn Tùng : Phó Tuần
- Ngày 05 tháng 12 : Lập xứ Long hoa ( 4)
Năm 1967:
- Cha Giuse Bùi Ngọc Báu và cha Giuse Nguyễn Quang Huy về làm phó xứ
- Đón Đức Cha Fx. Nguyễn Văn Thuận Giám mục Địa Phận Nha Trang về kinh lý giáo xứ Thanh Hải
Năm 1968:
- 20 tháng 7: cha Rôcô Đinh Hữu Phương nhận nhiệm sở mới (chính xứ Long hoa)
- Tháng 8: Bầu Hội Đồng Gíáo Xứ Nhiệm Kỳ 5 gồm các ông:
1. Jos. Ngô Đình Trọng :Chủ tịch
2. Jos. Nguyễn Văn Giống : Phó chủ tịch
3. Jos. Nguyễn Đình Nguyên : Thư ký
4. Jos. Nguyễn Văn Lộc : Thủ quỹ
5. Jos. Nguyễn Đức Hiệp : Thủ Quỹ
6. Jos. Vũ Văn Bật : Uỷ viên Xã Hội
Năm 1969:
- Tháng 2: xây phòng khách nhà xứ ( Sau khi xây nhà xứ mới năm 1993 phòng khách này đã đập đi)
- Tháng 3: Xây Hội quán, tu sửa Ký nhi viện
- Tháng 6: cha Jos Bùi Ngọc Báu và cha Jos Nguyễn Quang Huy đi nhận nhiệm sở mới, Cha Luận và cha Pet.Thành về nhận nhiệm sở ( phó xứ)

Cha Phương chiếu phim cho thiếu nhi Nhà Thờ Giáo Xứ Thanh Hải trước khi xây mới

Năm 1970:
- Tháng 2: xây 2 dãy nhà trường mới, mỗi dãy 9 phòng học như hiện nay

- Tháng 3: xây trường mẫu giáo gồm 4 lớp
- Tháng 6: Cha Ant. Vũ Ngọc Đăng về làm phó xứ

Năm 1971:
- Tháng 1: Tu hội Tận Hiến đến phục vụ trong giáo xứ trong việc dạy học cho con em trong xứ
- Tháng 4: Cha Antôn Vũ Ngọc Đăng đi nhận nhiệm sở mới
- Tháng 6: Lập qui ước giáo dân xứ Thanh Hải và được Đức Giám mục Fx. Nguyễn Văn Thuận châu phê ngày 29 tháng 8 năm 1971
- Cha chính xứ Aug. Phạm Ngọc Oanh đi nhận nhiệm sở mới ngày 31 tháng 8 tại giáo xứ Thánh Mẫu Phan Thiết.
- Tháng 8; cha Jos. Nguyễn Quang Huy về nhận Chánh xứ Thanh Hải
- Bầu Hội Đồng giáo xứ khóa 6 gồm có các ông :
1. Pet. Ngô Đình Khâm : Chủ tịch
2. Jos. Nguyễn Đình Nguyên : Đệ I phó chủ tịch
3. Dom. Đỗ Anh Miêng : Đệ II phó chủ tịch
4. Lagiaro Nguyễn Đức Liên : Đệ II phó chủ tịch
5. Jos. Nguyễn văn Thu : Thư ký I
6. Jos. Trần Hoạt : Thư ký II
7. Jos. Nguyễn Văn Nam : Thủ Quỹ
8. Jos. Lê Như Đắc : Uỷ Viên Kiến Thiết
9. Pet. Lê Vinh Sơn : Uỷ Viên Xã Hội
10. Anrê. Đỗ Liên Thanh : Uỷ Viên Xã Hội
11. Anrê. Nguyễn Văn Ơn : Uỷ Viên Truyền Giáo
12. Jos. Trần Thanh Linh : Uỷ Viên Truyền Giáo
13. Pet. Nguyễn Công Hành : Uỷ Viên Truyền Giáo
14. Jos. Nguyễn Văn Hợp :Uỷ Viên Truyền Giáo
- Tháng 10: Đổ bê tông công trường Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Năm 1972 :
- Tháng 7: Lưới điện quốc gia được kéo về Thanh Hải
- Tháng 12: Đặt tượng Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời tại công trường
Đặt tượng Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời tại công trường
Năm 1973:
- Tháng 5: cha Pet. Trần Hữu Thành đi nhận nhiệm sở mới; Cha Pet. Trần Văn Tiên về làm phó xứ phụ trách nhà trường.
- Trường Trung học Tư Thục Thanh Hải được mở Đệ Nhị cấp (Ngày nay gọi là cấp 3)
Năm 1974:
- Cha Giuse Nguyễn Văn Chữ sau khi thụ phong Linh mục tại Nha Trang, về dâng Thánh Lễ Tạ ơn và cầu bình an cho giáo xứ
- 28 tháng 7: Thầy JB. Trần Văn Thuyết và Pet. Lê Tứ về giúp xứ
- Anh em tu hội Tận Hiến về lại nhà chính
- 20 tháng 12; sau khi thụ phong linh mục tại Giáo Hoàng Học Viện ( Đà Lạt), Tân Linh mục Pet. Nguyễn Văn Tiến về làm lễ Tạ Ơn và cầu bình an cho giáo xứ
Năm 1975:
- 25 tháng 3: Cha chính xứ Giuse Nguyễn Quang Huy đi nhận nhiệm sở mới tại xứ Thanh Hải Nha Trang.
- Cha Rôcô Vũ Đình Hoạt về làm chính xứ
- Tháng 4: vì chiến cuộc, giáo dân Thanh Hải vào Vũng Tầu để tránh bom đạn. Cũng thời gian này thầy Phêrô Trần Văn Huyên người con của giáo xứ Thanh Hải được thụ phong Linh mục. Cũng vào thời điểm này, cha Phêrô Nguyễn Viết Hiền về giáo xứ Thanh Hải, ngài giúp đỡ số giáo dân còn lại về phần thiêng liêng .- 30 tháng 4: Giải phóng Miền Nam, giáo dân một số tản mác khắp nơi, một số đi nước ngoài, số giáo dân còn lại trở về xây dựng giáo xứ. Thời gian này, Linh mục Antôn Vũ Ngọc Đăng về với giáo dân và sau đó Đức Giám Mucï Nicolas Huỳnh Văn Nghi giám Mục giáo phận bổ nhiệm làm chánh xứ Thanh Hải
- Tháng 5: Linh mục Anphonso Nguyễn Công Vinh về nhận phó xứ
- Tháng : Lễ truyền chức cho Thầy JB. Hoàng văn Khanh tại Thánh Đường giáo xứ.
- Theo yêu cầu của chính quyền, trường Trung Tiểu học Công Giáo Thanh Hải được Linh mục Antôn Vũ Ngọc Đăng chuyển giao cho nhà nước quản lý.
Năm 1979:
- Tháng 12: Bầu Hội Đồng giáo xứ khóa 7 gồm có các ông :
1. Ant. Lê Công Mão :Chủ tịch
2. Dom. Đỗ Anh Miêng :Đệ I phó chủ tịch
3. Lazarô Nguyễn Đức Liên :Đệ II phó chủ tịch
4. Jos. Nguyễn Văn Hợp : Thư ký
5. Jos. Nguyễn Đình Nguyên : Thủ quỹ
6. Pet. Nguyễn Đợi : Ủy viên Phụng vụ
7. Anrê Đỗ Liên Thanh : Ủy Viên Xã Hội
Năm 1980:
- Ngày 11 tháng 2: linh mục Antôn Vũ Ngọc Đăng bị bắt theo lệnh bắt số 21/LB ký ngày 11/2/1980. Cùng ngày Thánh Đường Giáo xứ Thanh Hải bị đóng cửa theo quyết định số 21/QĐ ký ngày 11 tháng 2 năm 1980 của Uûy Ban Nhân Dân Thị Xã Phan Thiết. Kể từ thời gian này, giáo dân Thanh Hải phải đi lễ ở nhà thờ Vinh Thủy và những nhà thờ phụ cận cho đến ngày nhà thờ được mở cửa trở lại.
- Từ ngày 11 tháng 2 năm 1980 Linh mục Alp. Nguyễn Công Vinh làm quyền chính xứ.
Năm 1981 – 1988:
- Ngày 7 tháng 2 năm 1988: Thánh Đường giáo xứ Thanh Hải được chính quyền cho phép mở cửa trở lại.
- Ngày 10 tháng 2 năm 1988: linh mục Alp. Nguyễn Công Vinh đi nhận nhiệm sở mới tại Giáo xứ Vinh Lưu - Hàm Thuận Nam
- Ngày 11 tháng 2 năm 1988: Linh mục JB. Vũ Đình Hiên về nhận chức chính xứ. Trong thời gian Thánh Đường bị đóng cửa lâu ngày không được bảo dưỡng nên hư hại nhiều, cần phải sửa chữa. Thế nên Ngay khi nhà thờ được mở cửa , giáo dân phấn khởi nhộn nhịp kéo về Thánh Đường tu sửa cấp thời để có nơi thờ phượng Chúa.
- Tháng 5 năm 1988: Tu sửa tượng đài Đức Mẹ nơi công trường.
- Ngày 26 tháng 6 năm 1988: Bầu Hội Đồng giáo xứ khóa 8 gồm có các ông sau đây :
1. Jos. Nguyễn Hữu Chữ : Chủ tịch
2. Pet. Trần Minh Trí : Phó chủ tịch
3. Fx. Nguyễn Hữu Vân : Thư ký
4. Jos. Nguyễn Văn Nhung : Thủ quỹ
5. Jos. Trần Thanh Linh : UV Phụng Vụ (Sau là quyền chủ tịch)
6. Pet. Nguễn Văn Nghĩa : UV Kiến thiết
7. Pet. Nguyễn Văn Thuận : Phó chủ tịch (bổ sung năm 1990; sau là quyền chủ tịch)
8. Jos. Nguyễn Văn Thủ : Thủ quỹ - VHXH (bổ sung năm 1990)
Đức Giám Mục giáo phận làm phép ghe tại bến sông cầu ké
- Ngày 29 tháng 6 năm 1988 Lễ kính thánh Phêrô - Phaolô. Nhân dịp này được sự đồng ý của chính quyền, Đức Giám Mục giáo phận và Cha Chính Xứ đã đến làm phép ghe tại bến sông Cầu Ké, tiếp tục lại truyền thống làm phép ghe hàng năm.
- Ngày 25 tháng 12 năm 1988 : sau 8 năm gián đoạn, nay Thánh Lễ Giáng Sinh lại được tổ chức trọng thể ngoài trời ngay tại công trường Đức Mẹ.
Năm 1989:
- Ngày 17 tháng 6: Đức Cha Phêrô Phạm Tần giám mục giáo phận Thanh Hóa về thăm giáo xứ.
Năm 1990:
- Ngày 10 tháng 5 giáo xứ tổ chức lễ Giỗ 100 ngày cho Đức Cha Phêrô Phạm Tần
- Ngày 3 tháng 6 : Đại hội giáo dân bàn về việc xây dựng lại Thánh Đường Thanh Hải.
Năm 1991:
- Ngày 28 tháng 7: truyền chức phó tế cho thầy JB. Trần Văn Thuyết tại Thánh Đường Giáo xứ Thanh Hải
- Ngày 15 tháng 8: Thầy JB. Trần Văn Thuyết sau nhiều năm phục vụ giáo xứ, nay được thụ phong chức Linh mục do Đức Giám Mục Giáo phận Phan Thiết cử hành.
- Ngày 16 tháng 8, Tân linh mục JB, Trần Văn Thuyết dâng Lễ Mở Tay tại Thánh Đường.
- Ngày 29 tháng 9: Cha phó xứ Pet. Nguyễn Văn Tiến đi nhận chính xứ tại giáo xứ Thuận Nghĩa, Hàm Thuận nam.
- Ngày 5 tháng 10 Linh mục JB. Trần Văn Thuyết được bổ nhiệm phó xứ Thanh Hải và đặc trách họ đạo Phú Hài.
- Ngày 10 tháng 1: giáo xứ lập thêm 1 họ đạo mới: gíao họ Thanh Tân, kể từ nay giáo xứ Thanh Hải có 8 giáo họ.
Năm 1992:
- Ngày 10 tháng 4: cha chính xứ JB. Vũ Đình Hiên đi nhận nhiệm sở mới tại giáo xứ Đông Hải, Hưng Long , PhanThiết
Nhà thờ tạm

Tháo dỡ nhà thờ
 
- Ngày 10 tháng 4; Cha JB. Trần Văn Thuyết nhận quyền chính xứ Thanh Hải
- Ngày 9 tháng 8: Chúa Nhật, Thánh Lễ tạ ơn sau cùng được tổ chức tại ngôi Thánh Đường cũ để sau đó được dỡ bỏ và xây mới. Thánh Lễ do ĐGM giáo phận cử hành.
- 10 tháng 8: Bắt đầu tháo dỡ
- !5 tháng 8; Lễ Đức Maria Lên Trời, bổn mạng giáo xứ và cũng là ngày khai móng cho ngôi thánh đường mới dưới cơn mưa tầm tã.
- Ngày 8 tháng 9: Lễ Sinh Nhật Đức Maria , cũng là Thánh lễ đặt viên
- đá đầu tiên cho ngôi Thánh Đường mới Thánh Lễ do Đức Cha Nicolas Giám Mục giáo phận cử hành.
- Ngày 30 tháng 12; Thầy Giuse Nguyễn Chí Linh, người con của giáo xứ được thụ phong Linh mục tại nhà thờ Phan Rang , Ninh Thuận.
Năm 1993:
- Ngày 2 tháng 1: Tân Linh Mục giuse Nguyễn Chí Linh về dâng Lễ Tạ Ơn cầu bình an cho giáo xứ.
- Tháng 5: Cha Giuse Nguyễn Văn Hóa, người con của giáo xứ đang sống tại Hoa kỳ về thăm quê nhà và làm Lễ Tạ Ơn và cầu bình an cho giáo xứ.
- Tháng 6: Lm. Michael Nguyễn Hoàng Nam về Việt Nam thăm quê hương dâng thánh Lễ Tạ ơn và cầu bằng an cho giáo xứ sau khi được thụ phong linh mục ngày 29/5/1993
- Ngày 15 tháng 8: Nhân ngày lễ Bổn Mạng giáo xứ, Đức Cha giáo phận về dâng Thánh Lễ, làm phép 2 quả chuông do ngài tặng cho giáo xứ Thanh Hải.
- Ngày 9 tháng 12: Lễ Khánh Thành và Cung Hiến ngôi Thánh Đường và Đài Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời của giáo xứ Thanh Hải. Thánh Lễ do Đức cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi giám Mục giáo phận Phan Thiết và Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm giám Mục giáo phận Đà Lạt đồng chủ tế.
Năm 1994:
- Ngày 5 tháng 1: Ông Trần Thanh Linh, quyền chủ tịch HĐGX qua đời
- Ngày 17 tháng 3: Thầy Antôn Lê Minh Tuấn người con của giáo xứ được Thụ phong Linh Mục tại nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết ..  Tân Linh mục dâng lễ Tạ ơn và cầu bằng an cho giáo xứ.
- Ngày 24 tháng 4: Tổ chức bầu HĐGX và BHG các giáo họ khóa 9 nhiệm kỳ 1994 – 1999 gồm các ông :
1. Jos. Nguyễn Văn Thọ : Chủ tịch
2. Jos. Nguễn Văn Thủ : Đệ I phó chủ tịch
3. Pet. Phạm Quang Phán : Đệ II phó chhủ tịch
4. Jos. Nguyễn Văn Hóa : Thư Ký
5. Gioan Trần Văn Hạ : Thủ Quỹ
6. JB. Trần Quang Định : Ủy Viên Khánh Tiết
7. Pet. Nguyễn Văn Nghĩa : Ủy Viên Phụng Vụ
8. Jos. Lê Thắng Cảnh : Ủy Viên Văn Hóa Xã Hội
- Ngày 13 tháng 5 : nhà thờ họ Đông Xuyên được sinh họat tôn giáo trở lại.
- Ngày 15 tháng 6 : Đức Cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn về thăm và dâng lễ cầu bằng an cho giáo xứ.
- Ngày 31 tháng 7 : Lễ ra mắt giới Các Bà Mẹ Công Giáo giáo xứ.
- Ngày 17 tháng 10 : Thầy Giuse Nguyễn Ngọc Bảo từ trần và được an táng tại đất thánh giáo xứ.
- Ngày 21 tháng 11 : Lễ Đức Mẹ Dâng Mình , là ngày khai móng ngôi nhà xứ mới. Cũng thời gian này xây dựng cổng Nghĩa trang, làm cổng sắt chính và 4 cổng phụ, xây tường bao quanh Đài Đức Mẹ.
Năm 1995:
- Tổ chức hội Xuân Ất Hợi , nhân kỷ niệm 40 năm thành lập giáo xứ Thanh Hải - Phan Thiết. Vào ngày mồng 2 Tết, Đức Giám Mục giáo phận về dâng Thánh Lễ và Khai mạc Hội Xuân Ất Hợi gồm có các hoạt động thể thao, hội chợ..
- Tháng 3: Lễ an táng cha già cố Giuse Trần Chính Cư tại Đất Thánh Thanh Hải theo di chúc của ngài.
- Ngày 22 tháng 8: tổ chức Lễ Mừng Kỷ Niệm 40 năm thành lập giáo xứ Thanh Hải Phan Thiết và khánh thánh nhà xứ mới, Thánh Lễ do Đức Giám Mục Phan Thiết chủ sự và có rất đông các linh mục trong và ngài giáo phận cùng đồng tế.
Năm 1996:
- Ngày 8/2 Thầy Lê Như Sắc được lãnh nhận chức Linh mục tại nhà thờ Xuân Lộc. Sau đó 2 ngày Tân Linh mục về dâng Lễ Tạ Ơn và cầu bình an cho giáo xứ.
- Tháng 3: tổ chức quyên góp giúp giáo họ Đông Xuyên làm lại nhà nguyện.
- ngày 04 tháng 5 thành lập Ca Đoàn Monica ( nay là Ca Đoàn Thánh Gia)
- Bầu ban Đại diện giới Gia Trưởng xứ.
- Ngày 15 tháng 8: Đưa hài cốt cha chính Aug. Phạm Ngọc Oanh về chôn cất tại Đài Đức Mẹ.
Năm 1997:
- Ngày 10 tháng 4: Lập hội Khuyến Học giáo xứ đồng thời bầu ban khuyến học giáo xứ
Năm 1998:
- Ngày 27 tháng 8: Thày Fx. Nguyễn Quang Minh người con của giáo xứ được thụ phong Linh mục tại nhà thờ Chính Tòa, ngày hôm sau ( 28/8) Tân chức về dâng Thánh Lễ Tạ Ơn và cầu bằng an cho giáo xứ.
- Ngày 27 tháng 9: Cha AnTôn Nguyễn Kiến Tú về làm phó xứ.
- Tháng 11 Bầu lại 8 ban Điều Hành giáo họ.
Năm 1999 :
- Ngày 03 tháng 6: Ông Nguyễn Văn Thủ , Đệ I phó chủ tịch HĐMV giáo xứ từ trần
- Ngày 20 tháng 10: Sau 25 năm phục vụ giáo xứ ( trong đó có 8 năm trong vai trò Linh mục) cha JB. Trần Văn Thuyết từ giã giáo xứ đi nhận nhiệm sở mới: Giáo xứ Hiệp An Hàm Tân.

HĐMV khóa 10 và cựu viên chức

- Ngày 21 tháng 10 : Cha Phanxico Assisi Nguyễn Đức Quang về nhận chức chính xứ.
Năm 2000:
- Ngày 30 tháng 1: Bầu Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ khóa 10 nhiệm kỳ 2000 – 2004 gồm có các ông :
1. Gioan Trần Văn Hạ : Chủ tịch
2. JB. Trần Quang Định : Phó Nội Vụ
3. Phêrô Nguyễn Văn Nở : Phó Ngoai Vụ
4. Giuse Phạm Ngọc Oánh : Thư ký
5. Giuse Nguyễn Văn Học : Thủ quỹ
6. Giuse Nguyễn Văn Tài : Ủy Viên Văn Hóa Xã Hội
7. Rôcô Nguyễn Văn Thành : Ủy Viên Khánh Tiết
8. Phaolô Nguyễn Văn Quang : Ủy Viên Phụng Vụ
9. Phêrô Nguyễn Văn Thôi : Ủy Viên Truyền Giáo
- Ngày 14 tháng1 5: Đức Giám Mục Giáo Phận về làm lễ Tuyên Thệ cho tân ban HĐMV
- Ngày 17 tháng 12: Liên hoan Thánh Nhạc giáo phận tại nhà thờ Thanh Hải
Năm 2001:
- Ngày12 tháng 1: Cha Cố Rôcô Đinh Hữu Phương qua đời. Thánh Lễ An Táng vào ngày 15 tháng 1; HĐMV giáo xứ đã cử phái đoàn vào Biên Hòa để dự Lễ tang
- Tháng 2: tiến hành sửa chữa, đặt tượng Đức Mẹ Lên Trời mới tại tiền sảnh nhà thờ.

Đám Tang Cha Cố Phương trong Biên Hòa

đặt tượng Đức Mẹ Lên Trời mới tại tiền sảnh nhà thờ 
Đám Tang Cha cố Điền
- Ngày 22 tháng 5: HĐMV cử đại diện đi Bạch Lâm (Gia kiệm) dự Lễ An Táng cha cố Huỳnh (LM Bùi Minh Huy).
- Ngày 4 tháng 6 : nhờ sự giúp đỡ của một số ân nhân , giáo xứ lắp đặt hệ thống âm thanh mới, trị giá 7200 USD.
- Tháng 12: Xây dựng 14 chặng đàng Thánh Giá ngoài trời chung quanh nhà thờ.

Đức Giám Mục làm Phép 14 đường Thánh Giá

Năm 2002:
- Ngày 02 tháng 1: Đức Giám Mục giáo phận về ban Bí tích Thêm sức cho 117 em Thiếu nhi, đồng thời làm phép chặng đàng Thánh Giá.
- Ngày 9 tháng 2: Thày Phêrô Nguyễn Văn Hùng người con của giáo xứ đuợc thụ phong linh mục tại Hoa kỳ, sau đó Tân Linh mục về dâng lễ Tạ Ơn và cầu bằng an cho giáo xứ
- Ngày 14 tháng 2: Cha cố Fx. Hoàng Kim Điền qua đời
- Ngày 18 tháng 2 Lễ An Táng cha Điền diễn ra tại nhà thờ Chính Tòa Phan Thiết , sau đó đưa linh cữu về chôn cất tại Nghĩa Trang Thanh Hải theo di ước của cha cố.
- Ngày 2 tháng 5: Cha xứ Fr. Nguyễn Đức Quang cùng đại diện HĐMV giáo xứ ra dự Lễ Kỷ Niệm 70 năm thành lập giáo phận Thanh Hóa.
- Ngày 03 tháng 9: Cha Fx. Nguyễn Đức Quang từ giã giáo xứ về nhận nhiệm sở mới : quản xứ nhà thờ Thánh Linh ( Bồ câu Trắng )
Năm 2003:
- Ngày 02 tháng 1: cha Giuse Trần Đức Dậu về nhận Chính xứ Thanh Hải.
- Ngày 8 tháng 1: Cha phó Ant. Nguyễn Kiến Tú rời giáo xứ về nhận nhiệm sở tại xứ Long Hương (Tuy Phong)
- Tháng 3 : 8 giáo họ bầu Ban Điều Hành giáo họ nhiệm kỳ: 2003 – 2007.
- Ngày 10 tháng 6: Đức cha Batôlômêô Nguyễn Sơn Lâm qua đời, giáo xứ cử đoàn đại diện ra Thanh Hóa để dự lễ tang Cố Giám Mục Batôlômêô.
- Ngày 09 tháng 12 : Kỷ niệm 10 năm cung hiến Thánh Đường giáo xứ Thanh Hải.
Năm 2004:
- Ngày 28 tháng 3: Bầu nhân sự vào Ban thường vụ HĐMV giáo xứ khóa 11 nhiệm kỳ 2004 – 2008 sau đó 3 ngày (1/4 ) bầu chức danh , gồm có các ông :
1. Giuse Phạm Ngọc Oánh : Chủ tịch
2. JB. Trần Quang Định : Phó Nội Vụ
3. Phêrô Nguyễn Văn Thôi : Phó Ngọai Vụ
4. Aug. Nguyễn Thanh Tiến : Thư ký
5. Giuse Nguyễn Công Thành : Thủ quỹ
- Ngày 4 tháng 8 Linh mục Giuse Nguyễn Chí Linh, người con của giáo xứ Thanh Hải được Tòa Thánh ra tông sắc phong chức Giám Mục coi sóc giáo phận Thanh Hóa. Giáo xứ Thanh Hải đã tổ chức phái đoàn trên 100 người ra Thanh Hóa để dự lễ Tấn Phong, đồng thời về thăm lại Ba Làng Thanh Hóa.
- Ngày 22 tháng 8: Tân Giám Mục giáo phận Thanh Hóa về dâng lễ Tạ Ơn và Cầu Bằng An cho giáo xứ , sau Thánh Lễ có tiệc mừng toàn giáo xứ.
Năm 2005:
- Tháng 4 : Kỷ niệm 30 năm Thánh Lập giáo phận Phan Thiết.
- Ngày 3 tháng 4: Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời, để lại niềm thuơng tiếc cho toàn giáo hội cũng như cả thế giới. Giáo xứ đã tổ chức 3 đêm cầu nguyện và thánh lễ cầu cho Đức Thánh Cha
- Ngày 1 tháng 5: Mừng Sinh nhật Đức cha Nicôlas Huỳnh Văn Nghi, Sau Thánh lễ này Đức Cha Nicolas chính thức nghỉ hưu và Đức cha phó Phao Lô Nguyễn Thanh Hoan nhận chức Giám Mục giáo phận Phan Thiết.
- Ngày 7 tháng 6 Lm. Giuse Nguyễn Ngọc Duy gốc giáo xứ được Thụ phong Linh Mục tại Canada về dâng Thánh Lễ Tạ ơn tại giáo xứ
- Ngày 4 tháng 6: thầy Giuse Nguyễn Quân, gốc giáo xứ Thanh Hải được thụ Phong Linh mục tại giáo phận Los Angeles Hoa kỳ sau đó ngày 19 tháng 6 về thăm quê hương , dâng Thánh Lễ Tạ Ơn và Cầu Bình An cho giáo xứ.
- Ngày Tháng 6 , sau khi có giấy phép của chính quyền tỉnh Bình Thuận giáo xứ tiến hành sửa chữa và lên dảy lầu làm phòng học giáo lý cho con em trong giáo xứ. Công việc sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, đang cần sự hỗ trợ từ sự đóng góp của bà con giáo dân trong giáo xứ cùng những người có lòng hảo tâm từ khắp nơi trong nước cũng như Kiều bào ở Hải Ngoại.
- Tháng 8: giáo xứ long trọng tổ chức kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ Thanh Hải Phan Thiết. Lễ kỷ niệm vào chính ngày Lễ Bổn Mạng giáo xứ ( Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời 15 /8) . Sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa chào mừng cũng như tổ chức tiệc khoản đãi toàn giáo xứ.
Năm 2006:
Bầu khóa 12:
1. Giuse Phạm Ngọc Oánh : Chủ tịch
2. Gioan Nguyễn Công Bút : Phó Nội Vụ
3. Giuse Nguyễn Văn Tài : Phó Ngoại Vụ
4. Maria Nguyễn Thị Tin : Thủ Quỹ
5. Anre Nguyễn Thảo Hiền : Thư Ký
6. Phero Nguyễn Văn Thôi : Ủy Viên
7. Giuse Nguyễn Thành Nam : Ủy Viên
8. Giuse Nguyễn Minh Luân : Ủy Viên
Khóa 13
1. Giuse Nguyễn Thành Nam : Chủ tịch
2. Phêrô Nguyễn Văn Nên : Phó Nội Vụ
3. Anton Nguyễn Hoàng Thượng : Phó ngoại vụ
4. Roco Nguyễn Văn Thành : Thủ quỹ
5. Anre Nguyễn Thảo Hiền : Thư Ký
6. Phero Nguyễn Văn Thôi : Ủy Viên
Khóa 14
Năm 2013:
-Ngày 09 tháng 12 Kỷ niệm 20 năm xây dưng ngôi Thánh Đường
Sau nửa thế kỷ thành lập, giáo xứ Thanh Hải đã trở nên một giáo xứ lớn hàng đầu của giáo phận Phan Thiết . Dẫu sự kiện 1975, một số khá đông đã đi định cư tại nước ngoài hay sống tại các vùng kinh tế mới nhưng con số giáo dân hiện nay đã lên đến 6650 người. Ngày nay do tốc độ đô thị hóa diễn ra rất nhanh khiến cho cơ cấu dân cư có nhiều thay đổi: nhiều người lương dân về sinh sống, dự kiến tương lai sẽ có khoảng 10.000 dân về định cư tại phường Thanh Hải. Một áp lực dân số rất lớn nhưng cũng là một mảnh đất truyền giáo đầy tiềm năng – Ước mong tinh thần người Công giáo Thanh Hải sẽ là tấm gương soi chiếu để ngày càng có nhiều tín hữu của Chúa trong một cộng đồng đa văn hóa. Thanh Hải sẽ trở nên như một điểm son của một thành phố Phan Thiết đang chuyển mình ngày càng giàu đẹp.
Xin tạ ơn Thiên Chúa, Xin tạ ơn Đức Trinh Nữ Maria Hồn Xác Lên Trời – Bổn Mạng giáo xứ – đã gìn giữ chở che, xin bày tỏ lòng tri ân những bậc tiền nhân đã có công xây dựng và vun đắp, xin cảm ơn những ân nhân đã đóng góp công sức tiền bạc để xây dựng nên cơ sở vật chất giáo xứ cũng như các họat động mang tính xã hội , nhân đạo bác ái và xin cảm ơn những nỗ lực cộng tác dẫu âm thầm nhỏ bé của từng giáo dân trong cộng đoàn để góp phần xây dựng Giáo Xứ Thanh Hải thân yêu.

HĐMV giáo xứ
Chú thích:
- (1) Xóm Đầm : Tên của vùng đất ven biển do có nhiều đầm nước. Ngày xưa có 3 đầm lớn tại khu vực này, một đầm nước mặn phíc đông gần cửa lạch, hai đầm còn lại một ở giũa( làng Bồ), một ở phía tây là đầm nước ngọt. Ngày nay các đầm đã bị lấp hết , dấu tích còn lại là đầm ở giũa chỉ còn như một cái ao.
- (2) Thanh là chữ đầu của Thanh Hóa cũng có thể hiểu là xanh trong. Hải lấy chữ sau của Phú Hải do vùng đất chúng ta đang ở một phần là do xã Phú Hải nhượng lại, cũng có thể hiểu là biển. Vậy ngòai ý nghĩa về mặt lịch sử , Thanh Hải cũng có thể hiểu là một ngôi làng ven biển xanh.
- (3) Linh mục Bùi Minh Huy ( cha Huỳnh ) trước là cha phó giáo xứ Ba làng Thanh Hóa từ 1953 – 1954 sau cũng vào Xóm Đầm . Ngày 20 tháng 7 năm 1955 cha Huỳnh dẫn khỏang 1000 giáo dân ra Đồng Đế Nha Trang lập nên giáo xứ Ba Làng Đồng Đế ngày nay.
- (4) Xứ Long Hoa do cha Phêrô Phạm Dương Thái lập trước ở Hồng Sơn ( Bắc Phan Thiết) khoảng gần trăm gia đình gốc Quảng Ngãi – Bình Định Vào năm 1969 di dân vào Phan thiết . Họ quần cư ở khu vực giữa giáo họ Sung Mãn và An Bình .Lúc này cha cố Rôcô Đinh Hữu Phương coi sóc. Sau sự kiện 1975 cha Phương vào Đồng Nai, họ cũng đi theo và tản mác khắp nơi. Ngôi nhà thờ Long Hoa nhà nước quản lý và hiện là chỗ giữ trẻ. Xưởng mộc ngày xưa do cha Phương lập ra hiện nay là khu tập thể cho công nhân.
ST trên Net