Kính thưa quý khán giả, tháng 04, 2019 đánh
dấu 44 năm người Việt tỵ nạn cộng sản phải rời khỏi quê hương để thành
lập một quốc gia mới ở ngoài vòng kiểm tỏa của cộng sản.
Nhìn lại ngày này 44 năm trước, ngày 5 tháng 4, năm 1975, thành phố Nha Trang bị chiếm với rất ít sự phản kháng. Đây là thành phố mới nhất trong một loạt các thành phố quan trọng đã rơi vào tay quân CSBV. Chỉ chưa đầy một tháng, các thành phố Ban Mê Thuột, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, và Nha Trang đều bị quân CSBV chiếm đóng.
Trong chuyến viếng thăm miền Nam Việt Nam ngày 5 tháng 04, 1975, bản báo cáo của tướng Frederick Weyand, Tham mưu trưởng Bộ binh Hoa Kỳ, đưa ra câu hỏi là liệu chính phủ miền Nam có thể tồn tại trong thời gian ngắn hay không. Ông cho rằng, nếu không có sự hỗ trợ quan trọng từ Hoa Kỳ, chính phủ miền Nam chỉ có thể tồn tại được cho đến cuối tháng Tư. Cũng theo tướng Weyand, trong trường hợp Hoa Kỳ nhanh chóng thay thế các vũ khí quan trọng, thì tình hình có thể sẽ được duy trì cho đến cuối tháng Năm.
Về tình hình chiến trường, Hà Nội đưa vào miền Nam 13 sư đoàn, trong khi miền Nam chỉ có 6 sư đoàn và một số quân rút khỏi từ các tỉnh miền Trung. Sáu sư đoàn đã được bố trí với ba sư đoàn trong Quân khu III, trên các tuyến đường chính đến Sài Gòn, và ba sư đoàn ở quân khu IV, nhằm bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại miền Nam, quân CSBV có hơn 11 sư đoàn ở các tỉnh phía bắc là quân dự bị chiến lược, và thêm tám sư đoàn ở phía Nam, như vậy có tổng số 19 sư đoàn.
Nhìn về tổng thể, tỷ lệ lực lượng chiến đấu là khoảng 3:1 theo hướng bất lợi cho Quân lực VNCH. Quân CSBVC có hơn 600 xe tăng do Trung Cộng và Liên Xô cung cấp; quân đội miền Nam chỉ còn lại hơn một trăm xe tăng trong toàn bộ kho vũ khí. Các tiểu đoàn cơ động của quân CSBV (bộ binh và thiết giáp) được pháo binh hỗ trợ đầy đủ. Đạn dược của quân CSBV được viện trợ dồi dào, đến độ thừa thải từ Liên Xô và Trung Cộng để hỗ trợ cho hoạt động tấn công tiếp diễn đến hồi kết.
Tướng Weyand đánh giá rằng Hoa Kỳ có cả lợi ích về mặt đạo đức và thực dụng trong việc đưa ra nỗ lực tối đa để cứu vãn tình hình ở miền Nam. Theo ông, uy tín của Hoa Kỳ với tư cách là đồng minh sẽ được đo lường bằng nỗ lực của Mỹ trong những tuần tới, và hy vọng là nhiều tháng tới. Mặc dù xác suất thành công có thể thấp, nhưng việc Hoa Kỳ thể hiện rõ quyết tâm hỗ trợ miền Nam Việt nam rất vô cùng quan trọng. Điều này sẽ bảo đảm rằng chính phủ miền Nam có cơ hội sống sót dù trong mong manh, và quan trọng hơn là bảo vệ uy tín của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Bản báo cáo của tướng Weyand cho biết thêm một sự kiện có thể làm thay đổi tình hình tại miền Nam là việc thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Phe đối lập tại miền Nam đang bất mãn với Tổng thống Thiệu và ông Thiệu đang bị đổ lỗi cho các thảm họa quân sự tại quân khu I và II. (Tường Thắng)
Nhìn lại ngày này 44 năm trước, ngày 5 tháng 4, năm 1975, thành phố Nha Trang bị chiếm với rất ít sự phản kháng. Đây là thành phố mới nhất trong một loạt các thành phố quan trọng đã rơi vào tay quân CSBV. Chỉ chưa đầy một tháng, các thành phố Ban Mê Thuột, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, và Nha Trang đều bị quân CSBV chiếm đóng.
Trong chuyến viếng thăm miền Nam Việt Nam ngày 5 tháng 04, 1975, bản báo cáo của tướng Frederick Weyand, Tham mưu trưởng Bộ binh Hoa Kỳ, đưa ra câu hỏi là liệu chính phủ miền Nam có thể tồn tại trong thời gian ngắn hay không. Ông cho rằng, nếu không có sự hỗ trợ quan trọng từ Hoa Kỳ, chính phủ miền Nam chỉ có thể tồn tại được cho đến cuối tháng Tư. Cũng theo tướng Weyand, trong trường hợp Hoa Kỳ nhanh chóng thay thế các vũ khí quan trọng, thì tình hình có thể sẽ được duy trì cho đến cuối tháng Năm.
Về tình hình chiến trường, Hà Nội đưa vào miền Nam 13 sư đoàn, trong khi miền Nam chỉ có 6 sư đoàn và một số quân rút khỏi từ các tỉnh miền Trung. Sáu sư đoàn đã được bố trí với ba sư đoàn trong Quân khu III, trên các tuyến đường chính đến Sài Gòn, và ba sư đoàn ở quân khu IV, nhằm bảo vệ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tại miền Nam, quân CSBV có hơn 11 sư đoàn ở các tỉnh phía bắc là quân dự bị chiến lược, và thêm tám sư đoàn ở phía Nam, như vậy có tổng số 19 sư đoàn.
Nhìn về tổng thể, tỷ lệ lực lượng chiến đấu là khoảng 3:1 theo hướng bất lợi cho Quân lực VNCH. Quân CSBVC có hơn 600 xe tăng do Trung Cộng và Liên Xô cung cấp; quân đội miền Nam chỉ còn lại hơn một trăm xe tăng trong toàn bộ kho vũ khí. Các tiểu đoàn cơ động của quân CSBV (bộ binh và thiết giáp) được pháo binh hỗ trợ đầy đủ. Đạn dược của quân CSBV được viện trợ dồi dào, đến độ thừa thải từ Liên Xô và Trung Cộng để hỗ trợ cho hoạt động tấn công tiếp diễn đến hồi kết.
Tướng Weyand đánh giá rằng Hoa Kỳ có cả lợi ích về mặt đạo đức và thực dụng trong việc đưa ra nỗ lực tối đa để cứu vãn tình hình ở miền Nam. Theo ông, uy tín của Hoa Kỳ với tư cách là đồng minh sẽ được đo lường bằng nỗ lực của Mỹ trong những tuần tới, và hy vọng là nhiều tháng tới. Mặc dù xác suất thành công có thể thấp, nhưng việc Hoa Kỳ thể hiện rõ quyết tâm hỗ trợ miền Nam Việt nam rất vô cùng quan trọng. Điều này sẽ bảo đảm rằng chính phủ miền Nam có cơ hội sống sót dù trong mong manh, và quan trọng hơn là bảo vệ uy tín của Hoa Kỳ trên toàn thế giới.
Bản báo cáo của tướng Weyand cho biết thêm một sự kiện có thể làm thay đổi tình hình tại miền Nam là việc thay thế Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Phe đối lập tại miền Nam đang bất mãn với Tổng thống Thiệu và ông Thiệu đang bị đổ lỗi cho các thảm họa quân sự tại quân khu I và II. (Tường Thắng)
No comments:
Post a Comment