Monday, April 8, 2019

Những Đứa Con Vong Quốc - SBTN - Mưa Sài Gòn - Hồ Hoàng Yến


3

Mưa Sài Gòn, còn buồn không em ?
Ta tìm đâu ngày cũ êm đềm
Nhớ con đường ngập nước mưa đêm
Từng quầy hoa ghế đá công viên

Nắng Sài Gòn còn ấm không em ?
Hai hàng cây bóng ngã bên thềm
Nắng ban mai xanh mầu mắt biếc
Gió ban chiều làm tóc em bay

Mưa Sài Gòn, ôi mưa Sài Gòn
Bờ đại dương em còn chờ ngóng
Ta ra đi để mất lối quay về
Rối trời mưa ai đón đưa em ?

Mưa bên nầy buồn lắm em ơi
Riêng mình ta lê bước trên đời
Giãi Ngân Hà ngăn cách đôi nơi
Từng giọt mưa như nước mắt rơi

Nắng bên nầy buồn lắm em ơi
Một mình ta lê bước trên đời
Nắng nơi đây cũng là nắng ấm
Nhưng ấm sao bằng nắng ấm Quê Hương ? 



Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em | Trình bày: Hồ Hoàng Yến | Nhạc: Nguyệt Ánh | Hoà âm: Trúc SInh
44 năm trôi qua kể từ ngày 30 tháng 04 năm 1975. Tuy rằng đó là một sự mất mát đau đớn nằm ngoài tầm kiểm soát vận mệnh của người miền Nam. Nhưng 44 năm sau kể từ ngày đó, người Việt hải ngoại từ thủ đô Washington, đến Paris, Sydney, Toronto, Brazil đến Nam Phi, và tại các thủ đô trên khắp thế giới đang làm chủ lấy vận mệnh của mình, đang phân định thật rõ làn ranh giữa nô lệ ý hệ ngoại lai và văn hóa dân tộc. Không một thế lực tay sai nào, dù có núp bóng dưới bất cứ chiêu bài gì cũng không thể nào phá vỡ được làn ranh này.
Ngày 30 tháng 04 đã làm sáng tỏ chính nghĩa dân tộc và làm lộ nguyên hình bản chất tay sai của đảng cộng sản Việt Nam. Chúng đội lốt dân tộc để dâng đất nước cho quan thầy quốc tế. Kể từ ngày 30 tháng 04 trở đi, người Việt tỵ nạn cộng sản đã khẳng định và giữ vững di sản dân tộc mà biểu tượng của nó là lá cờ vàng ba sọc đỏ. Ở bất cứ ngỏ ngách nào trên thế giới có bước chân của người tỵ nạn, ở đó có lá cờ vàng và một Little Saigon.
44 năm trôi qua, người Việt dân tộc đã thắng trên mặt trận văn hóa, truyền thông, và đã sử dụng sức mạnh mềm để từng bước một tạo các diễn biến từ bên trong nội bộ của những kẽ đội lốt dân tộc chỉ nhằm phục vụ quyền lợi ngoại bang. Người Việt dân tộc đang đứng bên chiều thuận của lịch sử, và kiên nhẫn để chờ đón một ngày mới khi lịch sử sang trang.

No comments:

Post a Comment