Wednesday, April 10, 2019

Nhìn lại ngày 10 tháng 4, 1975

Mặt trận Xuân Lộc tháng 4/1975 - Ảnh: Internet
Kính thưa quý khán giả, tháng 04, 2019 đánh dấu 44 năm người Việt tỵ nạn CS phải rời khỏi quê hương để thành lập một quốc gia mới ở ngoài vòng kiểm tỏa của CS.
Nhìn lại ngày này 44 năm trước, 10 tháng 4, năm 1975, các chuyên gia quân sự ước tính rằng 40,000 bộ đội chính quy CS có thể đang ở đồng bằng sông Cửu Long bên ngoài Sài Gòn.
Giao tranh đã diễn ra tại Trảng Bom, cách Sài Gòn 25 dặm. Cộng quân đang tiếp tục nỗ lực đánh chiếm các thị xã Tân An và Xuân Lộc. Tân An chỉ cách Sài Gòn 30 dặm. Vào ngày thứ 2 liên tiếp, thành phố này đã phải gánh chịu hỏa lực từ súng cối.
Cộng quân có thể đang tấn công các thành phố xung quanh Sài Gòn để xác định tuyến đường ít bị kháng cự nhất cho cuộc tấn công vào thủ đô của chúng. Nếu Quốc lộ 4 bị cộng quân cắt đứt, miền nam sẽ phải gánh chịu những vấn đề nghiêm trọng vì tuyến đường này là huyết mạch đối với các ruộng lúa.
Cộng quân đã kiểm soát vùng nông thôn ở phía bắc của Sài Gòn và đang tiếp cận từ phía tây.  Quân đội VNCH đang giữ vững vị trí tại Xuân Lộc và chiến đấu quyết liệt để đẩy lùi các đợt tấn công, và cộng quân đã bị  thương vong nặng nề.
Ngày 10 tháng 4/1975, trận chiến tại mặt trận Long Khánh đã bước vào ngày thứ hai. Sau khi bị đẩy lùi khỏi trung tâm thị xã Xuân Lộc trong buổi chiều ngày 9 tháng 4/1975, 7 giờ sáng ngày 10 tháng 4/1975, cộng quân lại mở đợt tấn công thứ hai. Tại ngã ba Dầu Giây, trận chiến đã xảy ra quyết liệt. Cộng quân áp dụng chiến thuật “xa luân chiến”, các đơn vị cộng quân thay nhau liên tục mở các đợt tấn công vào hệ thống công sự phòng thủ của quân trú phòng.
Giao tranh dọc theo quốc lộ 1 xảy ra dữ dội. Phóng viên của United Press International và 3 phóng viên khác đã bị thương khi cộng quân nổ súng trên Quốc lộ 1.
Người di tản bỏ chạy về phía tây Sài Gòn để tránh các cuộc giao tranh. Lực lượng thủ đô cố gắng ngăn người di tản tràn vào Sài Gòn. Tình trạng hỗn loạn không hề xuất hiện ở Sài Gòn. Cộng quân vẫn chưa tấn công Sài Gòn vì chúng muốn có một cuộc dàn xếp về mặt chính trị hơn là đụng độ quân sự.
Việc Tổng thống Thiệu bị lật đổ do  từ bên trong là điều Hà Nội mong muốn so với một cuộc tấn công quân sự từ bên ngoài vào. Tổng thống Ford yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp viện trợ bổ sung cho miền Nam Việt Nam: gồm 722 triệu Mỹ kim cho quân đội và 250 triệu Mỹ kim để viện trợ kinh tế. Quốc hội đã từ chối  yêu cầu của Tổng thống Ford, đồng thời bày tỏ sự nghi ngờ về khả năng hàng viện trợ có thể đến kịp thời lúc để giúp miền Nam sống còn.
Thượng nghị sĩ tiểu bang Nebraska trích lời Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn Graham Martin cho biết, có tới một triệu người miền Nam ủng hộ Hoa Kỳ sẽ được di tản nếu miền Nam Việt Nam bị CS chiếm. (BBT)

No comments:

Post a Comment