Quốc lộ 15 nối liền Sài Gòn - Vũng Tàu bị cắt đứt ngày 26/4/1975 - Ảnh: Internet
Kính
thưa quý khán giả, tháng 4, 2019 đánh dấu 44 năm người Việt tỵ nạn CS
phải rời khỏi quê hương để thành lập một biểu tượng quốc gia mới nằm ở
ngoài vòng kiểm tỏa của CS, nhằm bảo vệ nền văn hóa dân tộc đích thực
được tổ tiên gầy dựng từ 5,000 năm trước. Nơi nào có bước chân của
người tỵ nạn Việt Nam, nơi đó luôn có lá cờ vàng, và một Little Saigon –
đối kháng lại hệ giá trị Marxist mà CS đang áp đặt tại Việt Nam.
Nhìn lại ngày này 44 năm trước, 26 tháng 4, năm 1975, vào 6 giờ chiều ngày 26/4/1975, mặt trận Phước Tuy bắt đầu sôi động trở lại. Cộng quân pháo kích vào thị xã Bà Rịa, bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy, tư dinh tỉnh trưởng, Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp. Trận mưa pháo kích kéo dài 3 tiếng. Toàn bộ hệ thống điện trong thị xã Bà Rịa đều bị hư hại. Khoảng 10 giờ đêm, cộng quân tổ chức tấn công theo 3 mũi vào tỉnh lỵ, 2 mũi do bộ binh và thiết giáp CSBV phối hợp đánh vào trung tâm tiếp vận tiểu khu và tư dinh tỉnh trưởng, 1 mũi vào khu vực dọc theo xa lộ mới ở phía Nam thị xã Bà Rịa. Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 bộ binh kiêm Tư lệnh Mặt trận Bà Rịa điều động 1 tiểu đoàn Dù và đặt đơn vị này thuộc quyền chỉ huy của Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Phước Tuy để tổ chức các cuộc phản công đánh đuổi cộng quân ra khỏi trung tâm thị xã. Tiểu đoàn Dù đã bắn cháy 5 chiến xa cộng quân ngay trong đêm 26/4/1975.
Tại Long Thành, tối 26 tháng 4/1975, cộng quân tấn công vào trường Thiết Giáp, chiếm quận lỵ Long Thành và cắt đứt Quốc lộ 15 nối liền Vũng Tàu và Sài Gòn.
Cũng trong ngày 26 tháng 4/1975, một tiểu đoàn đặc công cộng quân đánh chiếm cầu xe lửa về hướng Tây Nam thành phố Biên Hòa trong khi đại bác của các đơn vị pháo binh cộng quân bắn phá vào Căn cứ Không quân Biên Hòa.
Tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 5 Bộ binh, cộng quân gia tăng áp lực tại Phú Giáo, Tân Uyên nằm về phía đông nam tỉnh Bình Dương. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân tại đây đã bị các trung đoàn cộng quân của khu Miền Đông tấn công liên tục, cuối cùng phải rời bỏ phòng tuyến. (BBT)
Nhìn lại ngày này 44 năm trước, 26 tháng 4, năm 1975, vào 6 giờ chiều ngày 26/4/1975, mặt trận Phước Tuy bắt đầu sôi động trở lại. Cộng quân pháo kích vào thị xã Bà Rịa, bộ chỉ huy Tiểu khu Phước Tuy, tư dinh tỉnh trưởng, Trung tâm Huấn luyện Vạn Kiếp. Trận mưa pháo kích kéo dài 3 tiếng. Toàn bộ hệ thống điện trong thị xã Bà Rịa đều bị hư hại. Khoảng 10 giờ đêm, cộng quân tổ chức tấn công theo 3 mũi vào tỉnh lỵ, 2 mũi do bộ binh và thiết giáp CSBV phối hợp đánh vào trung tâm tiếp vận tiểu khu và tư dinh tỉnh trưởng, 1 mũi vào khu vực dọc theo xa lộ mới ở phía Nam thị xã Bà Rịa. Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, Tư lệnh Sư đoàn 3 bộ binh kiêm Tư lệnh Mặt trận Bà Rịa điều động 1 tiểu đoàn Dù và đặt đơn vị này thuộc quyền chỉ huy của Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Phước Tuy để tổ chức các cuộc phản công đánh đuổi cộng quân ra khỏi trung tâm thị xã. Tiểu đoàn Dù đã bắn cháy 5 chiến xa cộng quân ngay trong đêm 26/4/1975.
Tại Long Thành, tối 26 tháng 4/1975, cộng quân tấn công vào trường Thiết Giáp, chiếm quận lỵ Long Thành và cắt đứt Quốc lộ 15 nối liền Vũng Tàu và Sài Gòn.
Cũng trong ngày 26 tháng 4/1975, một tiểu đoàn đặc công cộng quân đánh chiếm cầu xe lửa về hướng Tây Nam thành phố Biên Hòa trong khi đại bác của các đơn vị pháo binh cộng quân bắn phá vào Căn cứ Không quân Biên Hòa.
Tại khu vực trách nhiệm của Sư đoàn 5 Bộ binh, cộng quân gia tăng áp lực tại Phú Giáo, Tân Uyên nằm về phía đông nam tỉnh Bình Dương. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân tại đây đã bị các trung đoàn cộng quân của khu Miền Đông tấn công liên tục, cuối cùng phải rời bỏ phòng tuyến. (BBT)
No comments:
Post a Comment